Tới vùng đất Tứ Xuyên (Trung Quốc), hẳn ai cũng thấy thú vị về một loại cây được trồng khá nhiều, dường như đâu cũng thấy. Cây này cao chừng 50 cm, lá nhỏ, dài, hoa màu tím nhạt, thường chúc xuống đất, trông giống một loại cây trồng làm cảnh. Hỏi người dân bản địa mới biết đó là một loại dược thảo quý, sử dụng làm thuốc đông y rất được ưa chuộng. Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm thuốc. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
|
Cây và vị thuốc Xuyên Bối mẫu |
Dân gian còn lưu truyền huyền thoại về Xuyên bối mẫu. Xưa kia, cũng ở mảnh đất Tứ Xuyên này, có một thai phụ do mắc bệnh lạ (người phiền khát, ngực nóng, ho không dứt) sinh hạ năm lần bảy lượt thai nhi đều chết yểu, bị gia đình chồng ruồng bỏ. May thay, có một thầy lang thương tình mách cho một dược thảo quý, sau 3 tháng dùng thuốc thì vừa lúc có tin mừng, bà đã hoài thai. Đủ tháng đủ ngày, bà sinh hạ được bé trai khỏe mạnh, hồng hào. Trong niềm vui mừng khôn tả, bà xin được đặt tên cho vị thuốc này là Bối Mẫu với ý nghĩa “Quý như bảo bối của Người mẹ”. Cái tên Bối Mẫu cũng được sử dụng phổ biến từ đó.
Sau này, Xuyên bối mẫu được sử dụng rộng rãi làm vị thuốc trừ ho, đặc biệt dùng cho các thai phụ (Xuyên bối mẫu nghiền thành bột, luyện với đường cát, vê thành viên, dùng ngậm hoặc uống ngày 1 – 2 viên, gọi là Cấp cứu phương, được xem như bảo bối của mỗi gia đình).
Xuyên bối mẫu, vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Phế và Tâm, có tác dụng: Nhuận phế trừ đàm (trừ đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết. Là vị thuốc chủ đạo trong nhiều bài thuốc đông y trừ ho, trong đó có bài thuốc nổi tiếng “Xuyên bối tỳ bà cao” (Chữ “xuyên bối” là viết gọn của Xuyên bối mẫu). Trong bài thuốc này, Xuyên bối mẫu được phối hợp thêm nhiều vị: Tỳ bà diệp, cát cánh, sa sâm, cam thảo, bán hạ, ngũ vị tử, viễn chí, khổ hạnh nhân. Bởi vậy tăng cường công năng nhuận phế, hóa đờm, thanh phế nhiệt, giáng khí nghịch, chỉ khái; dùng điều trị các chứng ho: ho gió, ho khan, ho có đờm; đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, phế nhiệt, ho tái đi tái lại nhiều lần do dị ứng thời tiết. “Xuyên bối tỳ bà cao” đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, trở thành bài thuốc chính thống. Trên cơ sở đó, y dược học hiện đại đã chuyển thành nhiều dạng bào chế tiện sử dụng như: thuốc nước, thuốc viên…
Đặc biệt, “Xuyên bối tỳ bà cao” khi gia giảm thêm 2 vị thuốc dân gian Việt Nam: Một là Ô mai, vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho); Hai là Mật ong giúp sát khuẩn, mau lành vết loét, dịu ho và bồi bổ cơ thể…thì công hiệu trừ ho lại như được tăng thêm mấy phần. Điều đáng ghi nhận là sự phối hợp thêm Mật ong, cùng với nhiều vị có tính bổ khác trong bài thuốc như Sa sâm, Viễn Chí, Cam thảo, Ngũ vị tử, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, nhờ đó bệnh chóng hồi phục và phòng ngừa tái phát. Điều này phù hợp với quan điểm Đông y trong chữa trị các chứng ho lâu ngày “
Phế nhiệt gây ho kéo dài là bệnh thuộc chứng hư, khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày mà dẫn tới suy kiệt, bởi vậy, trong trị ho cũng cần phải cứu bổ ngay” (Danh y Hải Thượng Lãn Ông).
Sự kết hợp bài thuốc “Xuyên bối tỳ bà cao” với 2 vị Ô mai, Mật ong được vận dụng và phát triển thành sản phẩm thuốc ho đông dược có tên là thuốc ho Bảo Thanh.
Tiến sĩ, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên Giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, với hơn 50 năm nghiên cứu về Dược liệu và làm thuốc Đông y tại trường)