Ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh

  •  
  • 1.085

Ngoài thực tế thì ánh nến dù mỏng manh nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng vào thời nhà Thanh. Nó không chỉ soi đường chỉ lối mà còn mang nhiều ý nghĩa về văn hóa -tâm linh.

Thời xưa, khi chưa có đèn điện thì ngọn nến, đèn dầu chính là nguồn sáng giúp nam tử đọc sách, nữ nhi thêu thùa. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến chuyện thi cử nữa.

Tranh bên trái: người phụ nữ đang thêu thùa dưới nến, trong khung cảnh lãng mạn. Tranh bên phải: cô gái vừa tắt nến một cách yểu điệu bằng 2 đầu ngón tay.
Tranh bên trái: người phụ nữ đang thêu thùa dưới nến, trong khung cảnh lãng mạn. Tranh bên phải: cô gái vừa tắt nến một cách yểu điệu bằng 2 đầu ngón tay. Hai bức vẽ thời Thanh.

Tương truyền vào thời nhà Minh, Thanh, có một nơi gọi là Gongyuan ở Bắc Kinh chuyên tổ chức khoa cử. Kì thi này nói chung rất gắt gao, chỉ những người vừa giỏi vừa có xuất thân tốt mới được tham dự. Kỳ thi diễn ra vào 9 đêm. Mỗi buổi thi bắt đầu khi ngọn nến được thắp lên. Đến khi cây nến thứ ba vừa tàn thì cũng hết giờ làm bài.

Ngọn nến (cùng với hương trầm) còn có mặt trên bàn thờ tổ tiên, lễ tế trời và các nghi lễ quan trọng khác của nhà Thanh. Trong đó có lễ cúng của đạo Shaman - một tín ngưỡng xưa cũ của các bộ lạc phương Bắc, đến thời nhà Thanh vẫn còn được lưu truyền.

Thầy Shaman thời nhà Thanh (trái) và ngày nay.
Thầy Shaman thời nhà Thanh (trái) và ngày nay.

Theo đạo Shaman, trong Tử Cấm Thành hàng ngày vẫn đều đặn thực hiện 3 lễ cúng vào 3 khoảnh khắc linh thiêng nhất. Đó là vào lúc bình minh (gọi là chaoji), hoàng hôn (xiji) và vào lúc nửa đêm - ngay sau khi thổi tắt nến (beidingji).

Vậy nên, chuyện đến bàn thờ mà thắp đèn rồi thổi tắt đèn vào nửa đêm, ở hậu cung nhà Thanh ngày xưa là lẽ thường và còn được đề cao.

Chân nến bằng thủy tinh thời vua Càn Long.
Chân nến bằng thủy tinh thời vua Càn Long. Đến giai đoạn này, kỹ thuật chạm khắc trên hồng ngọc, thủy tinh của Trung Quốc đạt đến độ rất tinh xảo.

Cập nhật: 22/08/2018 Theo helino
  • 1.085