Nhiều người thường nghe và sử dụng câu thành ngữ nổi tiếng "gót chân A-sin" nhằm chỉ điểm yếu "chết người" của ai đó trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống, tuy nhiên, câu chuyện sâu xa ẩn sau thành ngữ này có lẽ ít người tỏ rõ.
Tài tử điển trai Brat Pitt trong vai A-sin trên màn ảnh.
A-sin là ai? Tại sao nói gót chân A-sin là điểm yếu? Câu chuyện lịch sử nào ẩn sau câu thành ngữ này? Tất cả sẽ được diễn giải qua những câu chuyện hấp dẫn sau, mời bạn theo dõi.
Ý nghĩa thành ngữ "gót chân A-sin" nghĩa là gì? (Hình minh họa).
Nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, A-sin (tên tiếng Anh là Achilles) là chiến binh vĩ đại nhất của đội quân Hy Lạp dũng mãnh trong Cuộc chiến thành Troy xảy ra vào khoảng 1184 TCN.
A-sin là con trai của nữ thần biển Thetis và vị vua Hy Lạp người trần Peleus. Ngay ngày chào đời, chàng đã được tiên tri là sẽ chết trong chiến trận kinh hoàng.
Mẹ chàng vì muốn con được bất tử đã mang con đến dòng sông Styx chốn ẩm phủ (nơi có dòng nước biến người phàm thành bất tử), hai tay bà giữ 2 gót chân của con trai rồi dốc ngược người cậu nhúng xuống dòng sông Styx.
Vì con còn nhỏ nên nữ thần Thetis đã quên không nhúng 2 gót chân vào nước. Vậy là, cả người A-sin nhờ có nước sông Styx "phù phép" mà trở thành mình đồng da sắt, không giáo gươm nào có thể đâm thủng.
Chỉ duy đôi gót chân là của người phàm. Đây là chỗ duy nhất trên người A-sin có thể bị tổn thương.
Sau khi tôi cho con trai cơ thể mình đồng da sắt bằng nước sông âm phủ, nữ thần Thetis tiếp tục tôi con trai trên lửa để chắc chắn không thế lực nào có thể hãm hại con. Nhưng việc làm "tình ngay ý gian" này đã bị chồng nàng là vua Peleus phát hiện.
Tưởng vợ có ý hại con, vua Peleus hết sức tức giận, tuốt kiếm xông ra. Nữ thần Thetis không ở lại giải thích mà bỏ ngay về thủy cung.
Tranh vẽ nữ thần Thetis và vua Peleus.
Về sau, vua Peleus đưa A-sin đến nhờ thần nhân mã Chiron chữa trị vết cháy ở gót chân A-sin và nhờ thần nuôi nấng đứa con trai. 6 năm ở với thần Chiron, A-sin dần trở nên khỏe mạnh, có được lòng can đảm vô song nhờ được Chiron cho ăn tim gan của sư tử, lợn lòi.
Được thần Chiron lắp cho mắt cá chân của người khổng lồ, A-sin có thể đuổi kịp cả hươu nai bằng chân trần. Về phần nữ thần Thetis, mặc dù không trực tiếp nuôi dạy con trai nhưng nàng vẫn ngày đêm dõi theo con. Năm A-sin lên 9, nữ thần Thetis tiếp tục nghe tiên tri về cái chết của cậu con trai.
Quyết tâm không để thần chết mang con đi, nàng bí mật mang A-sin đến đảo Scyros, nhờ vị vua cai quản đảo này là Lycomedes chăm sóc và nuôi nấng dưới hình dáng một bé gái (Nữ thần giả dạng con gái cho A-sin, hi vọng tránh được số mệnh).
Khi A-sin trở thành một chàng trai tuấn tú cũng là lúc trận chiến thành Troy diễn ra.
A-sin, con trai của nữ thần biển Thetis. (Hình minh họa).
Cuộc chiến xuất phát từ những ganh ghét của 3 nữ thần Athena, Aphrodite và Hera khi họ tranh nhau quả táo khắc chữ "Cho người đẹp nhất!" mà nữ thần xung đột Eris thả xuống trong tiệc cưới của vua Hy Lạp Peleus và nữ thần biển Thetis.
Vì thần Zeus không thể phân xử quả táo dành cho ai trong 3 nữ thần Athena, Aphrodite và Hera nên những rắc rối về sau đã tạo thành 2 phe phái trong cuộc Chiến tranh thành Troy kéo dài suốt 10 năm.
Giữa một bên là nữ thần tình yêu, sắc đẹp Aphrodite và chồng là chiến thần Ares, cùng thần ánh sáng Apollo VỚI 2 nữ thần trí tuệ Athena, người ủng hộ nhiệt thành cho Odysseus và nữ thần Hera.
10 năm trời hai bên giao chiến nhưng bất phân thắng bại. Cuối cùng, đích thân Odysseus phải giả làm gái và đến cung điện của Lycomedes để thuyết phục A-sin ra chiến trường.
Ngoài chiến trường, A-sin chiến đấu rất dũng mãnh. (Hình minh họa).
Trong trận chiến, do được thần Apollo tiết lộ điểm yếu của A-sin nên hoàng tử Paris (con trai của vua Priam của thành Troy) đã nhắm mũi tên độc vào gót chân A-sin mà bắn.
Bị mũi thần thần tốc của hoàng tử Paris nhắm trúng gót chân của người phàm, A-sin đã tử trận theo như lời tiên tri đã định.
Thế nhưng, mũi tên độc của hoàng tử Paris đã khiến A-sin gục ngã mãi mãi.
Quân Hy Lạp sau khi chiếm được thành Troy đã làm lễ tang cho A-sin một cách trọng thể. Còn về phần hoàng tử Paris, người này về sau cũng tử trận bằng chính mũi tên đã bắn vào gót chân của A-sin.
Cái chết của A-sin trong trận chiến thành Troy chính là nguồn gốc của câu thành ngữ "gót chân A-sin" mà người ta dùng phổ biến ngày nay để chỉ điểm yếu chí mạng của một người.