Cấy ghép gan nhân tạo

  •  
  • 595

Không cần phải có người hiến gan mới ghép gan được... Các nhà khoa học Anh vửa tìm ra phương pháp cấy tế bào từ nhau thai vào mô gan để phục hồi gan. Kỹ thuật này có thể được đưa áp dụng thực tế trong vài năm tới.

Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 31/10, các nhà khoa học trường Đại học Newcastle (Anh) đã thành công trong việc cấy ghép gan nhân tạo dựa trên kỹ thuật nuôi cấy tế bào tủy sống lấy từ rau thai thành các dạng mô khác nhau.

Nghiên cứu tếbào gốc trong phòng thí nghiệm

Nghiên cứu tếbào gốc trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Ian Rutherford/The Scotsman)

Các nhà khoa học đã xử lý tế bào tủy sống bằng một thiết bị có tên gọi là "lò phản ứng sinh học" do Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) chế tạo.

Thiết bị này có khả năng tạo ra môi trường không trọng lượng cho phép các tế bào tủy tự nhân đôi với tốc độ nhanh nhất. Những tế bào này sau đó được xử lý bằng hóa chất và cấy ghép vào các mô gan giúp tái tạo phần gan bị tổn thương và phục hồi toàn bộ chức năng của cơ quan này.

Giám đốc Quĩ tài trợ hoạt động cấy ghép gan của Anh A-li-xơn Rô-gơ cho rằng kỹ thuật cấy ghép gan nhân tạo là bước tiến vượt bậc trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị tổn thương về gan, mở ra hướng đi ưu việt cho một phương pháp cấy ghép gan mới.

Kỹ thuật cấy ghép gan nhân tạo sử dụng tế bào tủy lấy từ rau thai của các nhà khoa học Anh được giới chuyên môn đánh giá là có nhiều điểm ưu việt hơn kỹ thuật tương tự sử dụng tế bào gốc từ phôi dễ bị hư hỏng trong quá trình xử lý.

Các nhà khoa học hy vọng trong vài năm tới, những bệnh nhân bị tổn thương gan do tai nạn, nhiễm bệnh, uống rượu, hoặc lạm dụng chất gây nghiện sẽ được điều trị bằng phương pháp ghép gan nhân tạo này.

Theo TTXVN, VietNamNet
  • 595