Do quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng của chim bố mẹ bị lỗi nên những cá thể chim hồng y này mới lưỡng tính và sở hữu bộ lông khác thường.
Hình ảnh những cá thể chim hồng y giáo chủ lưỡng tính
Nửa thân bên này mang màu lông của con đực, còn nửa bên kia mang màu lông của con cái
Chim hồng y giáo chủ được biết đến là loài chim phân biệt giữa con đực với con cái bởi màu sắc lông trắng và đỏ đặc trưng. Nhưng có thể do sự bất cẩn nào đó của quá trình chọn lọc tự nhiên mà khoa học đã ghi nhận một vài trường hợp lưỡng tính kỳ lạ ở loài chim này.
Những cá thể chim hồng y giáo chủ lưỡng tính mang trên mình hai màu lông khác nhau, chia dọc theo thân mình. Một nửa thân bên này, chúng sẽ có hình dáng của con cái. Trong khi đó, nửa còn lại sẽ là hình dáng của con đực.
Theo giả thiết đưa ra từ phía các nhà khoa học, hiện tượng lưỡng tính ở loài chim này là do lỗi xảy ra trong quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Nếu 1 trứng mang nhiễm sắc thể ZW kết hợp với 1 tinh trùng mang nhiễm sắc thể ZZ thì cá thể chim này sẽ vừa mang cả 2 bộ nhiễm sắc thể nói trên.
Theo Daniel Hooper, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Cornell Lab of Ornithology, thì hiện tượng "nửa đực nửa cái" này rất hiếm nhưng được biết đến. Và chúng có thể xuất hiện trên tất cả các loài chim, nhưng con người chỉ có thể nhận thấy ở những loài mà con đực và con cái trưởng thành trông khác biệt với nhau. Hooper cũng nói rằng con chim hồng y này thực sự có thể có khả năng sinh sản, vì nửa bên trái của con chim là con cái và chỉ có buồng trứng bên trái ở loài chim này là hoạt động.
Theo tạp chí Natural History, hiện tượng Gynandromorphism ở chim có thể xảy ra khi quả trứng mà con chim phát triển có hai nhiễm sắc thể giới tính khác nhau thay vì chỉ một nhiễm sắc thể.