Tại sao chúng ta thường quá mau quên những gì đã từng học, từng đọc?

  •   54
  • 2.675

Có bao giờ các bạn ngồi đọc một cuốn sách, học một bài học nào đó nhưng sau đó lại quên béng gần hết những nội dung đã nạp vào đầu chưa? Vậy tại sao lại như thế, và làm cách nào để khắc phục?

Điều này được đề cập đến trong một thứ gọi là "Đường cong lãng quên" (The Forgetting curve), được phát hiện bởi một nhà tâm lý học người Đức tên Hermann Ebbinghaus. Khái niệm này nói về giả thuyết sự suy giảm khả năng lưu trữ trí nhớ theo biến số thời gian. Độ dốc của đường cong này dốc nhất trong ngày đầu tiên sau khi chúng ta vừa nạp một cái gì đó vào não, dẫn tới việc nếu anh em không review lại những gì đã học, anh em sẽ quên hầu hết những gì vừa học và vào những ngày tiếp theo, sự quên lãng này lại tiếp tục diễn ra cho tới một lúc trong đầu chúng ta chỉ còn lại một ít thông tin về nó mà thôi.

Theo Jared Horvath đến từ đại học Melbourne, trong thời đại internet, cách mà chúng ta lưu trữ thông tin và tiếp nạp nó đã bị thay đổi rất nhiều. Chúng ta có xu hướng nhớ hời hợt hơn vì chúng ta ỷ y vào internet. Một khi biết được các để tìm ra được thông tin đó và cách truy cập nó, chúng ta dễ dàng biết được những gì chúng ta cần, do đó không còn việc cố gắng ghi nhớ trong đầu nữa.

Bộ nhớ ngoài sẽ khiến chúng ta sẽ mất dần thói quen ghi nhớ và thấu hiểu chính xác.
Bộ nhớ ngoài sẽ khiến chúng ta sẽ mất dần thói quen ghi nhớ và thấu hiểu chính xác.

Chúng ta xem internet như là một bộ nhớ mà có thể truy xuất bất cứ lúc nào, khi cần một điều gì đó, việc đầu tiên là cầm điện thoại hay laptop và Google nó ngay lập tức. Nó hiệu quả hơn so với việc phải lưu trữ trong đầu và cố gắng nhớ lại khi cần giải quyết một điều gì đó. Và bởi vì chúng ta biết rằng "mình đang sở hữu một bộ nhớ ngoài quá tốt", chúng ta sẽ mất dần thói quen ghi nhớ và thấu hiểu chính xác những gì ta đã học hoặc đã đọc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Thậm chí điều này xảy ra cả trước khi internet khi chúng ta có xu hướng truy cập nhiều thông tin trên mạng hơn, tỉ lệ thu hồi lại thông tin vào não chúng ta sẽ thấp hơn. Xuất hiện, lúc bấy giờ các phương tiện giải trí nổi lên và phục vụ chúng ta với mục đích tương tự.

Một nghiên cứu từ Horvath cho thấy những người xem một lần cả bộ phim sẽ mau quên hơn rất nhiều so với những người mỗi tuần xem một tập. Điều này tương tự với việc đọc. Trung bình một người Mỹ sẽ đọc khoảng 100 ngàn từ (năm 2009), tuy nhiên họ không thật sự "đọc" hết 100 ngàn từ này đâu. Việc đọc, đặc biệt là khi đọc trên mạng, chỉ mang ý nghĩa thu thập thông tin, và hầu hết những thông tin này ít khi chuyển hoá thành kí ức, trừ khi nó thật sự gây chú ý.

Thực chất thông tin không phải là kiến thức, nó không ở lại nhiều trong kí ức và bộ nhớ. Chúng ta đang không thực sự học thông qua việc đọc, chúng ta đang tự đánh lừa chính mình mà thôi.

Vậy tóm lại, làm cách nào để chúng ta giữ lại những gì chúng ta đã đọc, đã xem, hay đã nghe? Điều quan trọng nhất là phải dành thời gian để "tiêu hoá" lượng thông tin đó và đào sâu vào nó. Trí nhớ sẽ được củng cố rất nhiều khi chúng ta cố nhớ về một điều gì đó.

Nếu đang học một chủ đề nào đó phức tạp, một công thức khó, hãy liên tục nghĩ về nó, xem lại nó.
Nếu đang học một chủ đề nào đó phức tạp, một công thức khó, hãy liên tục nghĩ về nó, xem lại nó.

Thường khi chúng ta đọc, thông tin sẽ chảy vào trong đầu và ta cảm thấy mình đang thực hiện việc học rất tốt đúng không? Nhưng thật sự nó không lưu lại gì nhiều đâu, trừ khi chúng ta thực sự tập trung vào từng câu chữ để nhớ. Chúng ta có thể nghe và thấy (hearing and seeing), đó là điều mà đa phần thời gian chúng ta làm, nhưng chúng ta không hề đang để tâm và lắng nghe (noticing and listening).

Do đó nếu chúng ta đang học một chủ đề nào đó phức tạp, một công thức khó, hãy liên tục nghĩ về nó, xem lại nó. Chúng ta nhớ về nó càng nhiều, nó càng được ghi nhớ chặt trong bộ nhớ. Hãy cố gắng nhớ về điều mình học mà không đọc tới tài liệu. Tới một chỗ nào đó quên, chúng ta xem lại, và lặp lại điều tương tự sau vài tiếng. Khi đọc tới những gì cần lưu ý, hãy ghi note lại, điều này sẽ làm chúng ta nhớ sâu hơn. Để việc ghi note này hiệu quả hơn, đừng ghi lại những điểm mà chúng ta cần nhớ, thay vào đó hãy ghi chú dưới dạng những câu hỏi.

Tương tự khi đọc một cuốn sách, hãy tự nhớ về những ý chính đã đề cập ở các chương trước để não được nhớ lại và tăng cường khả năng ghi nhớ. Khi đọc xong một chương, hãy tự đặt ra câu hỏi mình đã biết gì trong quá trình đọc vừa rồi. Tuy nhiên chúng ta đừng cố ghi nhớ mọi chi tiết và làm quá lên, điều đó sẽ làm tăng áp lực và cảm thấy việc học, việc đọc trở nên nhàm chán. Chúng ta chỉ cần nhớ đến những luận điểm chính nhất mà thôi.

Cập nhật: 05/02/2020 Theo Tinh Tế
  • 54
  • 2.675