AI đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, và liệu chúng có xứng đáng có quyền tự do ngôn luận?
Khả năng của AI đã làm một số người "choáng váng". Một số lo lắng về hậu quả loài người sẽ tuyệt chủng nếu để AI trở nên quá mạnh mẽ, một số khác muốn trao cho nó quyền tự do ngôn luận.
Liệu con người có mất đi vị trí "độc tôn" khi AI phát triển vượt bậc? (Ảnh: phonlamaiphoto/Adobe).
Nhưng chính xác thì vì sao chúng ta cần cho các cỗ máy như ChatGPT quyền tự do phát ngôn? Đa số câu trả lời liên quan đến quyền tự do bất khả xâm phạm, quyền mà luật pháp quốc tế quy định tất cả mọi người đều có.
Và bởi vì AI đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nên chúng ta cần mở rộng quyền tự do đó cho các hệ thống như ChatGPT vì AI có thể giúp hỗ trợ suy nghĩ của chúng ta bằng cách cung cấp thông tin và đưa ra các câu trả lời khi chúng ta đặt câu hỏi. Sự hỗ trợ này dẫn đến một số mong muốn rằng AI cũng xứng đáng có quyền tự do ngôn luận.
Mặc dù việc này nghe có vẻ thú vị nhưng một số chuyên gia cho rằng, chúng ta chỉ nên cho AI quyền đó nếu nó phù hợp với quyền tự do suy nghĩ của con người. Một trong số các ý kiến cho rằng các hệ thống AI không phải là người dân nên chúng cần được xếp với hạng mục các chính trị gia và các tập đoàn.
Các phát biểu và ý tưởng của các hệ thống này không nên bị kiểm duyệt vì chúng có thể cung cấp những nguồn thông tin đa dạng và trái chiều, cho phép mọi người suy nghĩ tự do hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn của các hệ thống AI, chẳng hạn như ChatGPT, là cung cấp thông tin sai lệch, thậm chí là thông tin bịa đặt. Vì thế việc trao quyền tự do ngôn luận cho AI có thể trở thành thảm họa.
Vì trước khả năng cung cấp thông tin dồi dào như nó vốn có thì các thông tin sai lệch sẽ dễ được hòa trộn và hiểu nhầm rằng cũng là thông tin chính xác và rất dễ dàng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của nhiều người.
Đây thực sự là một vấn đề gây tranh cãi nhưng cũng rất thú vị và chắc chắn sẽ đòi hỏi các cơ quan chức năng tìm cách vận hành các hệ thống này cho phù hợp.