Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường

  •   3,45
  • 34.655

Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào mùa nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó tấn công cơ thể người. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Nhiều người hay gọi ve bám trên chó là “ve chó”. Ve là loài bọ màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Vết cắn thường không đau hoặc ngứa, vậy nên nhiều người, nhất là các em bé thường không hề chú ý tới sự hiện diện của chúng.

Ve gỗ (hoặc ve chó) có kích thước bằng hạt dưa hấu và thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Ve chó xuất hiện khi nào?

Theo các nhà sinh vật, ve chó có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều ve chó xuất hiện.

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp.
Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp.

Ve chó gây bệnh như thế nào?

Ve chó gây bệnh bằng hai con đường là trực tiếp khi tiếp xúc và truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Dấu hiệu và triệu chứng của vết ve cắn

Vết ve cắn thường vô hại và không có triệu chứng gì. Tuy vậy nếu bạn bị dị ứng với ve cắn thì bạn sẽ bị đau và sưng nơi ve cắn, hoặc có cảm giác phỏng rát, thậm chí khó thở.

Vài loại ve có mang theo mầm bệnh và có thể lan truyền khi chúng cắn người. Các bệnh do ve truyền nhiễm thường có triệu chứng rất đa dạng và thường phát triển vài tuần đầu tiên sau khi nạn nhân bị cắn. Các triệu chứng tiềm tàng có thể là:

  • Vết đỏ hoặc ban ở gần vùng bị cắn.
    Bị tê cổ.
    Đau đầu và buồn nôn.
    Cảm thấy suy yếu.
    Đau cơ.
    Sốt hoặc cảm thấy lạnh buốt.
    Sưng bạch huyết.

Cách xử lý khi bị ve cắn khi tiếp xúc với lông động vật

Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để gỡ ve là kéo nó ra khỏi da. Sử dụng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt (bạn hãy cố gắp trúng đầu nó). Bạn hãy kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Bạn cũng đừng dùng nhíp bóp chết ve vì khi bóp chết nó có thể lây lan mầm bệnh. Nếu bạn không có nhíp, hãy dùng ngón tay và một sợi dây hoặc đặt cây kim để ngay hàm của ve để giật ve ra. Loài ve nai rất nhỏ nên chỉ có thể được lấy ra bằng lưỡi dao hoặc cạnh của thẻ tín dụng.

Nếu phần thân ve được kéo ra nhưng đầu vẫn còn dính trên da, bạn hãy dùng cách sau để kéo nó ra:

Sử dụng một cây kim vô trùng và loại từng phần của ve trên da. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu. Nếu bạn không chắc đó là ve chó hay ve nai thì hãy đo kích thước của con ve. Khi đo nên chú ý không đè bẹp ve bằng ngón tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Nhiều người tưởng làm như vậy thì ve sẽ bị ngộp và rời khỏi da nhưng thật ra các cách này vô tác dụng. Ngoài ra, loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Sử dụng một cây kim vô trùng và loại từng phần của ve trên da.
Sử dụng một cây kim vô trùng và loại từng phần của ve trên da.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy:

  • Bạn không thể gỡ ve ra.
    Đầu ve vẫn còn dính trên da. (Chú ý: nếu bạn thấy phần lấy ra ngọ ngoạy tức là bạn đã lấy toàn bộ đầu và thân ve ra ngoài).
    Sau khi bị ve cắn khoảng 2 tuần, nạn nhân bị sốt hoặc phát ban.
    Bạn nghĩ nạn nhân có triệu chứng của bệnh phát ban kinh niên (ví dụ như phát ban gần vết cắn).
    Bạn nghĩ nạn nhân cần được khám.

Cách phòng ngừa ve chó cắn

  • Ve thường trốn trong bụi cây và bụi rậm. Trẻ con và người lớn khi hoạt động trong khu vực có ve nên mặc áo quần dài và nhét ống quần vào giày.
  • Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ (những sản phẩm có chứa permethrin chống ve sẽ có hiệu quả tốt hơn trên áo quần ).
  • Trong khi đi dạo, hãy liên tục kiểm tra xem có bị dính ve hay không và lập tức kéo chúng ra khỏi quần áo hoặc vùng da hở.
  • Tắm sau khi đi dạo cũng giúp loại bỏ ve trên người. Bởi vết ve cắn không đau hay ngứa nên thường con bạn sẽ không phát hiện được chúng.
  • Hãy kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng, bởi để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.
  • Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Cập nhật: 07/12/2017 Theo ĐSPL/hellobacsi
  • 3,45
  • 34.655