Những loài vật có tuổi thọ ngắn nhất thế giới

  •   3,76
  • 10.588

Theo thống kê của The Mysterious World, bộ phù du chính là loài vật có tuổi thọ ngắn nhất thế giới. Trung bình bộ phù du chỉ sống được 1 ngày.

Bộ phù du
1. Bộ Phù du. Tuổi thọ: 1 ngày
Phù du (tên tiếng Anh: Mayfly) là một nhóm các loài côn trùng thuộc Bộ phù du Ephemeroptera. Chúng có một cuộc sống khá kỳ lạ. Sở dĩ chúng được gọi là Mayfly vì chúng thường xuất hiện vào tháng 5 hàng năm ở một số nước. Phù du là một loại côn trùng cổ xưa, chúng đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 300 triệu năm trước. Dù xuất hiện từ sớm, phù du được xếp vào danh sách những sinh vật có tuổi thọ ngắn nhất trên thế giới.  Nhóm côn trùng thủy sinh này nở ra từ trứng, trở thành thiếu trùng (nymph) và sống dưới nước tới hai năm. Sau đó, chúng phát triển cánh cho những giai đoạn cuối cùng của vòng đời - gần thành trùng (subimago) và thành trùng (imago) - để giao phối. Nhiều loài phù du sống dưới 24 giờ ở dạng có cánh, trong khi một số loài thậm chí không sống quá 5 phút.

Hầu hết các loài phù du chuyển từ sống dưới nước tới sống trên đất và không khí ở giai đoạn gần thành trùng, sau đó sinh sản ở giai đoạn thành trùng. Chúng không có miệng hay hệ tiêu hóa hoạt động ở hai giai đoạn này mà sống nhờ năng lượng dự trữ khi còn là thiếu trùng, theo Luke Jacobus, giáo sư sinh học tại Đại học Indiana - Đại học Purdue Columbus. "Không có hệ tiêu hóa cồng kềnh, cơ thể con cái có nhiều chỗ cho trứng hơn. Tôi từng thấy một cá thể mang nhiều trứng đến mức thậm chí trong đầu cũng có trứng. Với số lượng trứng đôi khi lên tới hơn 10.000 quả, các con cái có thể tận dụng hiệu quả cuộc sống trưởng thành ngắn ngủi của mình", Jacobus cho biết. Giống như các sinh vật sống nhanh - chết sớm khác, phù du bị rất nhiều kẻ săn mồi nhắm đến và cần sinh nhiều con để có đủ số lượng con non sống sót đến tuổi trưởng thành và sinh sản.

"Hóa thạch phù du cổ đại không khác nhiều so với những gì chúng ta thấy ngày nay", Jacobus nói. Như vậy nghĩa là với phù du, các hệ thống mà chúng có vẫn rất hiệu quả. Nhóm côn trùng này xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 350 triệu năm, theo Heath Ogden, giáo sư sinh học tiến hóa tại Đại học Utah Valley.

Gastrotricha
2. Gastrotricha (Giun bụng lông). Tuổi thọ: 3 ngày. Đây là một loài động vật có kích thước hiển vi, từ 0.06 đến 3mm. Chúng có cấu trúc cơ thể trong suốt, sống trên nền đáy biển hoặc nước ngọt. Giun bụng lông là loài vật có cả bộ phận sinh dục đực và cái để sinh sản. Nguyên nhân khiến loài vi sinh vật nhỏ bé này chỉ sống vỏn vẹn 3 ngày bởi chúng là nguồn thức ăn của nhiều loài cá nhỏ sống trong cùng hệ sinh thái. Không chỉ có thân hình trong suốt, giun bụng lông còn có khả năng phát sáng trong bóng đêm.

Bướm đêm Ấn Độ
3. 
Bướm đêm Ấn Độ: 5 - 13 ngày. 
Bướm đêm Ấn Độ hay ngài là một loài côn trùng có mối quan hệ chặt chẽ đến loài bướm, cả hai đều thuộc Bộ Cánh vẩy. Con ngài đã tiến hóa rất lâu trước loài bướm, nhiều hóa thạch của chúng đã được tìm thấy có thể 190 triệu năm tuổi. Màu chủ đạo của chúng là nâu sáng, vân màu hơi sậm. Ấu trùng màu trắng xám, có màng bao đầu và lưng có đốt ngực. Bướm đêm Ấn Độ tìm kiếm thức ăn như ngũ cốc và ngũ cốc làm nơi đẻ trứng. Điều đặc biệt là loài bướm đêm Ấn Độ không có miệng nên chúng không ăn bất kỳ một loại thức ăn nào trong vòng đời của mình. Vì thế, chúng sẽ hạn chế bay mà chỉ đậu một chỗ để không tốn năng lượng. Con cái thường đi cùng con đực để thụ tinh, đẻ trứng và chết. Bởi vòng đời của loài bướm đêm rất ngắn, chúng chỉ sống từ 1 đến 2 tuần, dài nhất là 4 tuần.

4. Mọt gỗ có thể sống từ vài tháng cho tới hàng năm trong gỗ nhưng nếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày liên tục, chúng chỉ có thể sống 2 tuần.

Muỗi nhà
5. Muỗi nhà: 20 ngày.
Theo nghiên cứu về vòng đời của muỗi thì tuổi thọ trung bình của loài này dao động khoảng 20 ngày. Các yếu tố khiến tuổi thọ của muỗi cao hơn hoặc thấp bao gồm: Giới tính, môi trường sống và đặc điểm từng loài. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của muỗi. Ví dụ như muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày nếu sống ở nhiệt độ khoảng 21oC, nhưng khi ở nhiệt độ 27oC thì tuổi thọ của chúng chỉ khoảng 10 ngày. Các loài muỗi khác nhau cũng có tuổi thọ hoàn toàn khác nhau. Muỗi Culex, Muỗi Aedes, Muỗi Anophen… đều có tuổi thọ không giống nhau. Loài muỗi có tuổi thọ ngắn nhất là 4 ngày, muỗi nhà có tuổi thọ 20 ngày, muỗi gây bệnh là 30 ngày và muỗi có khả năng di chuyển đường dài thì tuổi thọ lên tới 50 ngày.

Kiến Drone
6. Kiến Drone. Tuổi thọ: 3 tuần.

Ruồi xê xê
7. Ruồi xê xê
có nguồn gốc ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Vòng đời của chúng kéo dài từ 14 - 21 ngày. Đây là loài động vật có hại khi có thể làm lây lan các dịch bệnh trong đó có bệnh ngủ. Lúc đầu căn bệnh này gây đảo lộn nhịp độ ngủ và dần dần có các cơn buồn ngủ xuất hiện và phát triển. Người bệnh có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ăn hoặc đang đứng.

Ruồi nhà
8. Ruồi nhà. Tuổi thọ: 4 tuần.

Con ngài Ấn Độ
9. Cuộc đời của ngài Ấn Độ chỉ kéo dài ngắn ngủi trong 28 ngày.

Cá bống lùn
10. Cá bống lùn: 59 ngày
: Đó chính là loài cá bống lùn ở rạn san hô Australia. Cá bống lùn Australia thuộc lớp cá ăn thịt. Chúng có thân hình nhỏ bé, mảnh mai và chỉ dài vài cm. Chúng cũng là loài có xương sống nhỏ nhất thế giới. Giáo sư David Bellwood thuộc Đại học James Cook đã đệ trình với tổ chức Guiness để xác nhận kỷ lục loài cá bống lùn có tuổi thọ ngắn nhất dành cho chúng. Theo chia sẻ của ông, tuổi thọ của cá bống lùn Australia chỉ dài 59 ngày. Trong đó, cuộc sống khi trưởng thành của chúng chỉ dài 21 ngày. Suốt quãng thời gian này, chúng sẽ cố gắng sống hết tuổi thọ thực sự của mình bằng cách phối giống và đẻ con.

Bọ thảm
11. Bọ thảm
là loài côn trùng có hại cho các đồ đạc trong nhà, thảm và quần áo. Chúng sinh sống ở châu Âu, Bắc Mỹ và phía Bắc của châu Á với tuổi thọ từ 14 - 60 ngày.

Kiến lửa đỏ
12. Kiến lửa đỏ
xuất hiện tại một số vùng ở Australia, New Zealand, một số nước châu Á, Caribe và Mỹ. Kẻ thù sẽ chịu vết cắn đau đớn nếu tấn công chúng. Kiến lửa đỏ có vòng đời chỉ từ 45 - 60 ngày.

Ong mật
13. Ong mật: 5 tuần – 8 tuần
: Ong là loài quen thuộc và đóng vai trò quan trọng với cuộc sống như giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp. Một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật nhỏ bé này. Một tổ ong mật sẽ bao gồm ong chúa, ong thợ, ong đực. Bất cứ loài ong nào cũng có vòng đời giống nhau và trải qua 4 giai đoạn. Tuổi thọ của ong mật khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của từng con ong trong đàn. Trong đó, ong đực có tuổi thọ khoảng 50 – 60 ngày. Sau khi tiến hành giao phối với ong chúa, ong đực sẽ bị chết. Ngoài ra, nếu tổ thiếu thức ăn, chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói trong quá trình lang thang. 5 - 8 tuần là tuổi thọ của ong thợ. Bên cạnh việc phải nuôi ấu trùng, lấy mật liên tục cũng khiến tuổi thọ của ong thợ giảm vì chúng làm việc quá nhiều.

Chuồn chuồn ngô
14. Chuồn chuồn ngô. Tuổi thọ: 4 tháng.

Tắc kè hoa Ladord
15. Có nguồn gốc từ Madagascar, tắc kè hoa Labord có vòng đời ngắn ngủi nhất trong số các loài động vật có xương sống 4 chân khi chỉ có thể sống từ 4 - 5 tháng.

Chuột nhắt
16. Chuột nhắt. Tuổi thọ: 1 năm.

Cập nhật: 14/09/2024 Tổng Hợp
  • 3,76
  • 10.588