Bạn có tin các pharaoh ngày xưa đều bị béo phì? Hay phụ nữ Ai Cập xưa có thể bị quấy rối giữa thanh thiên bạch nhật mà chẳng ai bảo vệ?
Nhắc đến Ai Cập cổ đại, có lẽ ai cũng tưởng tượng đến một thế giới gồm những kim tự tháp, xác ướp, bọ hung và các pharaoh. Ngoài ra, đó còn là thời đại tương đối phát triển của khoa học: người Ai Cập cổ đã phát minh ra giấy, có một hệ thống thiên văn đầy ngưỡng mộ.
Nhưng Ai Cập cổ không chỉ có như vậy đâu. Vẫn còn đó những sự thật hết sức kỳ lạ về Ai Cập thời cổ đại, mà lắm người khi nghe xong cũng phải thốt lên "không thể tin nổi" cơ.
Người Ai Cập từ hàng ngàn năm trước đã biết điều chế mỹ phẩm từ các nguyên liệu tự nhiên. Như thời của nữ hoàng Cleopatra, người ta phải luộc và nghiền nát một loài bọ để tạo ra màu đỏ trong son.
Thời kỳ này phụ nữ bôi son cũng không hẳn là để đẹp, mà là để thể hiện quyền lực trong xã hội.
Người Ai Cập xưa từng phải chịu đựng đại dịch ruồi hoành hành, với số lượng thậm chí còn nhiều hơn ngày nay. Và vì khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên dù có là Pharaoh đi chăng nữa cũng không có cách nào giải quyết chúng cả.
Nhưng dĩ nhiên là họ sẽ không đứng im chịu trận rồi. Như pharaoh Pepi II thậm chí đã bắt các nô lệ phải bôi mật ong lên cơ thể để dụ ruồi bâu vào, giúp vua ngồi nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Người Ai Cập cổ cực kỳ coi trọng chuyện mai táng, và đặc biệt là cái gọi là "cuộc sống sau khi chết". Họ tin rằng sau khi ướp xác, linh hồn người chết sẽ tồn tại vĩnh cửu, và họ sẽ tiếp tục một cuộc sống giống như thời điểm trước khi chết.
Bởi vậy, bên trong các lăng mộ thường được trang trí với các họa tiết như nhà ở thời xưa. Ngoài ra khi khâm liệm, họ còn gửi theo rất nhiều đồ đạc như dành cho người sống: từ đồ ăn, thức uống, đồ trang điểm... đến thú nuôi (thường là mèo), thậm chí chôn sống cả nô lệ đối với những người có địa vị.
Trong phim, tạo hình của các pharaoh thường hết sức chuẩn chỉnh: thân hình lực lưỡng, không 6 múi thì cũng cân đối. Ngay cả các tranh tượng hình trong các tài liệu lịch sử cũng tương tự như vậy.
Nhưng hóa ra các pharaoh ngày xưa cũng... thích sống ảo lắm. Các nhà khoa học sau này đã thực hiện phân tích xác ướp thời xưa và nhận ra một sự thật: hầu hết người Ai Cập cổ ở tầng lớp thượng lưu - đặc biệt là các pharaoh - thường thừa cân và có cơ thể không mấy khỏe mạnh.
Lý do thì cũng giống như đa phần người hiện đại ngày nay thôi. Cuộc sống giàu có khiến các pharaoh thường xuyên ăn rất nhiều thực phẩm quá bổ, cộng thêm rượu và đồ uống có cồn. Tất cả đã khiến cho cơ thể của họ không được "chuẩn" như lịch sử ghi nhận.
Thời Ai Cập cổ, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều trang điểm, và theo các nhà sử học thì có 3 lý do.
Đầu tiên, mỹ phẩm họ sử dụng được dùng để bảo vệ da trước tác động của Mặt trời. Thứ 2, họ tin rằng thần Ra (thần Mặt trời) và thần Horus (thần bầu trời) sẽ dõi theo và phù hộ những người có trang điểm. Và cuối cùng, họ cho rằng mỹ phẩm giúp các vết thương chóng lành hơn.
Không rõ quan niệm của họ có đúng hay không. Chỉ biết là mỹ phẩm của người Ai Cập xưa có rất nhiều hóa chất độc hại, bao gồm cả chì lẫn thủy ngân, nên tác hại gây ra chắc chắn là có rồi.
Thứ duy nhất mà trẻ em Ai Cập thời xưa có là một cái vòng cổ, ngoài ra thì không có quần áo, cũng không có giày dép. Quần áo chỉ được mặc khi đến tuổi dậy thì thôi.
Trong xã hội Ai Cập cổ, luật hôn nhân chưa được công nhận. Vậy nên các cặp đôi đơn giản chỉ cần sống chung với nhau, lúc chán thì đường ai nấy đi.
Tuy vậy, các tầng lớp giàu có thường thảo một bản hợp đồng liên quan đến tài sản sau chia tay. Ngoài ra còn có những bản hợp đồng hết sức... cẩn thận, trong đó nếu có vấn đề xảy ra - chẳng hạn cả hai không thể có con, họ có thể chia tay mà không có vấn đề gì.
Người Ai Cập xưa tin rằng đàn ông cũng có... kinh nguyệt, bởi lẽ nước tiểu của rất nhiều người đều có máu trong đó. Thậm chí, những người không có còn bị xem là đang mắc bệnh cơ.
Tất nhiên mọi chuyện đều có nguyên nhân. Cái gọi là "kinh nguyệt đàn ông" này là vì một loại ký sinh trùng mà rất nhiều người Ai Cập xưa mắc phải, mang tên sán máng. Loài sán này lây lan do tiếp xúc với nước nhiễm khuẩn, có thể gây vô sinh, tiểu ra máu, và khiến vô số người tử vong sớm.
Dù có một hệ thống luật pháp tương đối phát triển, nhưng xã hội Ai Cập xưa có một điều luật rằng bất kỳ ai bị tố cáo cũng sẽ bị coi là tội phạm, cho đến khi chứng minh được mình là người vô tội. Và trong lúc chưa chứng minh được, họ có thể bị tra tấn, bị đối xử hết sức tàn tệ.
Trong tài liệu của Herodotus (nhà sử học người Hy Lạp cổ), thì đàn ông Ai Cập xưa quyến rũ phụ nữ bằng cách... huýt sáo. Theo đó, họ có tục lệ đi thuyền trên sông, cởi bỏ toàn bộ quần áo để... khoe và huýt sao với phụ nữ trên bờ.
Và vì đó là tục lệ, nên không có hình phạt nào sau đó cả.