Chính người cổ đại cứu rồng komodo khỏi tuyệt chủng

  •  
  • 433

Người tiền sử Denisovan sống trên một số quần đảo có thể góp phần giúp rồng komodo thích nghi và sống sót suốt hàng nghìn năm.

Từ lâu các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng hóa thạch về họ hàng bí ẩn của con người là người Denisovan, chủ yếu được biết tới qua dấu vết ADN. Họ cũng phát hiện những động vật lớn tiến hóa cùng với con người thuở sơ khai có lợi thế di truyền so với nhiều loài khác. Họ cho rằng đó là vì trong khi tổ tiên loài người học cách săn bắt, động vật lớn như rồng Komodo phát triển và chọn lọc cơ chế tự vệ giúp chúng tồn tại.

Rồng komodo là một trong những động vật khổng lồ phát triển bên cạnh người cổ đại.
Rồng komodo là một trong những động vật khổng lồ phát triển bên cạnh người cổ đại. (Ảnh: Shutterstock).

Nhiều nơi trên thế giới như Australia, nơi không có người cổ đại, mất dần các loài động vật lớn cho tới khi người hiện đại đặt chân tới đó. Giáo sư Chris Stringer đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh cho biết ông và cộng sự không tìm thấy bất kỳ hóa thạch nào của người Denisovan ở Australia, nơi động vật lớn đã tuyệt chủng. Nhưng có một số mẫu hóa thạch ở khu vực khác, bao gồm quần đảo Indonwesia, Tiber và Siberia. Động vật lớn sinh sống ở những khu vực này ngày nay bao gồm rồng komodo, lợn rừng Babirusa, trâu Tamaraw.

"Người Denisovan rất bí ẩn vì chúng ta vẫn chỉ biết họ qua ADN cổ đại và dấu vết di truyền còn sót lại. Chúng tôi đã kiểm tra lại ghi chép hóa thạch và kết luận hóa thạch đã biết của người H. erectus (đến từ Java), H. floresiensis (Flores) và H. luzonensis (Philippines) có dòng dõi xa xưa hơn người Denisovan", Stringer cho biết.

Giáo sư Kristofer Helgen, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích người cổ đại nhiều khả năng đã giúp động vật sinh tồn. "Có thể không lâu sau khi người hiện đại xuất hiện, tất cả động vật trên đất liền lớn hơn con người đều tuyệt chủng ở Australia và New Guinea, nhưng không phải trên các quần đảo như Flores, Philippines, và Sulawesi, bởi từ lâu ở những nơi đó đã có một loài người sinh sống từ trước khi người hiện đại tới, khiến động vật hoang dã trên đảo thích nghi sớm hơn với hoạt động săn bắt", Helgen giải thích.

Cập nhật: 24/03/2021 Theo VnExpress
  • 433