Nói đến những sinh vật từ thời viễn cổ tồn tại trên Trái đất, đầu tiên phải nói đến sự thống trị của loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Nhưng trên thực tế, trong quá trình phát triển của các loài vật trên Trái đất, đã xuất hiện rất nhiều loài động vật cổ xưa kỳ lạ hơn so với khủng long.
Nhưng những loài động vật này xuất hiện không nhiều trong các tác phẩm, truyện đọc, cho nên khủng long được coi là hình tượng bao quát của thời tiền sử.
Dưới đây là 13 động vật viễn cổ thần kỳ tiêu biểu:
Bọ cạp biển Opabinia là động vật cổ xưa thuộc kỷ Cambri. Ở kỷ Cambri, Trái đất đã từng xuất hiện một sự bùng nổ về số lượng các loài vật. Sau đó có rất nhiều loài động vật mới xuất hiện, theo ghi chép, đây là thời kỳ các hưng thịnh nhất của thế giới động vật trong lịch sử Trái đất.
Bọ cạp biển Opabinia là một loài động vật kỳ lạ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng nó có quan hệ họ hàng xa với loài tôm và không có mối liên quan với bất kỳ loài sinh vật nào đang tồn tại hiện nay.
Bọ cạp biển Opabinia sống dưới đại dương, là khu vực đất nước Canada ngày nay. Nó trông giống với những con vật kỳ lạ trong phim hoạt hình của trẻ em, có chiều dài 1,2m, nó bơi bằng 14 chiếc mang giống nhau.
Điều kỳ lạ nhất nằm ở phần đầu của loài bọ cạp này. Trên đầu chúng có 5 con mắt, và 5 con mắt này luôn thò ra trông giống như những chiếc miệng, và phía trước 5 con mắt này còn có một chiếc miệng dài mềm mại, trên khoé miệng có mọc ra một chiếc càng.
Loài rệp này cũng giống với loài bọ cạp Opabinia được phát hiện sớm nhất ở Canada. Đây cũng là loài động vật nổi tiếng ở kỷ Cambri.
Loài rệp này thuộc họ chân rết, có đầu rất lớn, mỗi bên thân đều có 7 chiếc ngạnh cứng nhọn hướng lên trên. Vì có cấu tạo kỳ lạ như vậy, nên các nhà khoa học không có cách nào để xác định đâu là đầu, đâu là đuôi. Nó dài bằng 7 đốt sống, hình hài giống một con côn trùng, trên cơ thể có 7 chiếc râu giao nhau. Một đầu của nó có dạng hình tròn nên xem ra đó chính là chiếc đầu, nhưng không thể tìm thấy mắt và miệng đâu cả. Trên cơ thể còn có một chiếc vòi duỗi dài và một chiếc khác cuộn trên lưng, có thể đó là hậu môn và miệng của chúng.
Tên của loài rệp này có nguồn gốc từ “giấc mơ ban ngày ly kỳ”.
Năm 1977, Morris, nhà sinh học cổ đại nước Anh khi nghiên cứu hoá thạch của loài động vật này và nhìn thấy hai hàng gai được phân bố có quy luật trên cơ thể thì tưởng rằng đó là vật trang trí của chúng, nhưng thực chất đó là những chiếc chân để di chuyển. Ông đã cho rằng, loài sinh vật này “chỉ có nằm mơ mới thấy”, cho nên được mệnh danh là loài rệp kỳ dị.
Sự kỳ lạ của loài vật này là cơ thể của chúng không đối xứng. Loài này có họ hàng xa với loài nhím biển, sống cách đây khoảng 3,5 tỉ năm đến 5 tỉ năm ở biển bắc bán cầu. Nhìn nó giống như một con nòng nọc mang vỏ dị dạng. Một số nhà khoa học cho rằng, loài động vật này rất có thể là tổ tiên của động vật có xương sống.
Conodonts thực chất là loài sinh vật biển có bộ xương và các khí quan hoá thạch nhỏ nhất, trong đó nó có một vài đặc trưng của cơ thể sinh vật cổ xưa.
Hình thể của Conodonts rất đa dạng, có hình thù răng nhọn hoặc răng cưa giống với di thể của động vật cổ đại. Đây cũng là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của sinh học cổ đại, giúp giải quyết những khúc mắc về các cơ thể sống thời cổ xưa. Conodonts có cơ thể rất nhỏ, chưa đầy 0,1mm đến 4mm. Nó sống cách đây khoảng 2,1 tỉ năm đến 5,1 tỉ năm về trước. Nhìn chúng giống như hình chiếc răng hoặc hình cái lược nhỏ, có mắt và vây rất dài, trong miệng có răng, nhưng không tìm được hàm dưới hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, Conodonts rất có thể là một trong những động vật có xương sống đầu tiên được biết đến hiện nay.
Loài động vật này là một trong những động vật xương sống có vỏ đầu tiên, là loài cá không có hàm dưới. Chúng sống cách đây khoảng 3,7 tỉ năm đến 4,3 tỉ năm. Bộ xương của chúng chủ yếu là những xương mềm, cả cơ thể được bao phủ bởi một lớp vỏ ngoài dày và cứng. Chúng có kích thước có thể lên đến 7,62 cm, nhưng phần lớn chỉ ngắn khoảng 2,54 cm. Trên bề mặt của vỏ còn có hai cái lỗ nhỏ, đó chính là mắt.
Rồng lửa sống ở kỷ Pecmi, là loài động vật di trú có hình dạng cổ quái, chúng sống cách đây 2,7 tỉ năm, môi trường sống của chúng hiện nay là ở bang Texas nước Mỹ.
Chúng cao 1m, nhìn rất giống thằn lằn. Đặc điểm kỳ lạ nhất của nó là ở trên đầu, đầu nó nhìn giống như một cái phi tiêu, ở đằng trước có hai mắt nhỏ, hai bên còn mọc ra đôi cánh. Cơ thể chúng nhỏ nhắn, khoảng 60cm. Phần đầu chúng giống như mũi tên hình tam giác và to hơn thân, hình dạng rất kỳ lạ và chúng còn có một cái đuôi dài. Các nhà khoa học cho rằng, cấu tạo cơ thể của loài rồng lửa này rất có thể để chúng dễ dàng khi bơi, và cũng có thể để chúng đối phó với kẻ thù.
Thuỷ long là loài bò sát cổ đã bị tuyệt chủng, thế nhưng cấu tạo cơ thể chúng có hình dạng tiến hoá giống với động vật có vú, còn phần đầu vẫn thế. Chúng sống ven các ao hồ, sông, suối, là loài động vật ăn cỏ. Chúng có miệng ngắn, nhưng điều đặc biệt là trong miệng của chúng mọc ra hai cái sừng dài, thân hình chúng chắc mập và bốn chân giống với thằn lằn. Thuỷ long đầu to, cổ ngắn, có thân hình giống với hà mã ngày nay. Vì vậy các nhà khoa học cho rằng thuỷ long có cuộc sống giống với loài hà mã ngày nay. Chúng phân bố khá rộng, ở Nam Phi, Ấn Độ, cực Nam và Tân Cương Trung Quốc.
Có nghiên cứu nói rằng loài thuỷ long đã xuất hiện ở kỷ Pecmi, nó chính là loài động vật tồn tại sau cuộc diệt chủng ở kỷ Pecmi. Các nhà nghiên cứu khoa học nói rằng, vào thời kỳ đầu của kỷ Pecmi, sinh vật đã phải đối mặt với một cuộc tuyệt chủng, 95% động vật không thể thoát khỏi cái chết, nhưng Thuỷ long vẫn tồn tại.
5 tỉ năm trước đây, khu vực sinh sống của cá voi là Pakistan ngày nay. Chúng là tổ tiên của loài cá voi lục địa và loài động vật có vú ngày nay. Cá voi dài khoảng 30,48 cm , nhìn chúng giống như sự kết hợp giữa rái cá và cá sấu. Đầu lớn, mồm nhọn, mắt nằm ở trên lưng. Cơ ở đầu và cổ rất cứng. Chúng có một cái đầu lớn và một cái miệng dài, chiếc răng nhọn dùng để ăn các loài cá khác. Nghiên cứu cho rằng có lúc cá voi uống nước biển, có lúc uống nước ngọt. Phương pháp săn mồi của cá voi lục địa và cá voi ngày nay là như nhau.
Sếu lớn là loài không biết bay, là loài chim ăn thịt lớn, phân bố ở phía nam đại lục châu Mỹ. 20 triệu năm trước đây, đại lục Nam Mỹ vẫn chưa có sự xuất hiện của động vật có vú. Sếu lớn là loài động vật đầu tiên xuất hiện ở lục địa này. Loài chim không biết bay này cao 2,5m, trọng lượng lên tới 130kg, đầu và đuôi có kích thước lớn như nhau. Đôi cánh của nó có thể dùng để săn mồi. Chúng ăn những động vật có vú và xác chết. Tuy chúng không biết bay nhưng chạy rất nhanh. Sau khi bắt được con mồi, sếu lớn liền dùng sức mạnh của đôi cánh để giữ mồi và dùng mỏ để xé mồi.
40.000 năm trước khi loài người tìm ra châu Úc, châu Úc có rất nhiều loài động vật to lớn sinh sống. Trong đó, loài động vật lớn nhất chính là chuột túi, chúng có thân hình giống như hà mã. Thức ăn của chúng là lá cây và các loại cỏ, chúng chạy không nhanh nhưng thân hình to lớn của nó cũng đủ để những kẻ săn bắn lùi bước.
Glyptodon là loài động vật có vú có bộ da bằng giáp, thường được gọi là binh sĩ mặc áo giáp. Những con Glyptodon trưởng thành thường có thân dài 4m, phần lưng nhô cao đến 2,5m, đường kính của “chiếc áo giáp sắt” thường lên đến 2m bảo vệ cơ thể chúng. Có thể nói chúng có họ hàng xa với loài Tatu. Thể hình của chúng giống với những con trùng có vỏ khác.
Glyptodon nhìn có chút gì đó giống với loài rùa biển, cái mai tròn tròn do rất nhiều mảnh ghép lại với nhau. Điều khác lạ là, ở cuối đuôi của nó có một cục tròn. Chiếc đuôi giống như cái ống dài 1m, cấu tạo hình tròn của đuôi giúp bảo vệ chúng. Ẩn trong chiếc vỏ cứng và cái đuôi sắc nhọn như vậy nên chúng tránh được sự tấn công của kẻ thù. Glyptodon là loài động vật có vú ăn cỏ, chúng sống ở thời kỳ mới, xuất hiện đầu tiên ở Nam Mỹ.
Moropus sống cách đây 1 vạn 2 nghìn năm trước ở khu vực nhiệt đới châu Á, có họ hàng xa với loài ngựa, có cơ thể gần giống với ngựa ngày nay, chân có móng và có hình như hòn đá cho nên gọi chúng là động vật móng đá. Đầu của chúng giống đầu ngựa, cổ dài, nhưng cơ thể lại giống gấu.
Hình ảnh voi ma mút xuất hiện trong “kỷ nguyên băng hà” gây ấn tượng mạnh với con người, con người cũng biết rằng voi ma mút sống trong thế giới băng tuyết lạnh lẽo.
Voi ma mút sống ở thời kỳ băng hà ở bán cầu Bắc cách đây 10.000 năm về trước, chủ yếu phân bố ở đảo Wrangel ở phía bắc Siberia. Ngày nay người ta đã tìm thấy những xác ướp voi ma mút còn nguyên vẹn ở phía bắc Siberia và bán đảo Alaska ở Bắc Mỹ.
Voi ma mút là loài động vật có vú to lớn sống trong lạnh giá, nó có thân hình giống với loài voi hiện nay, chỉ có điều khác là ngà của voi ma mút vừa dài lại vừa cong giống như một chiếc răng nanh, hộp sọ rất lớn. Khi nhìn nghiêng, phần lưng của nó là phần cao nhất của cơ thể, ở cổ của chúng có một khe lõm rất rõ, chúng có lông rất dài, nhìn chúng giống như một người gù.
Voi ma mút có thể trọng rất lớn, từng được coi là loại voi lớn nhất thế giới. Những con trưởng thành có chiều cao 5m, chiều dài 3m, nặng 10 tấn, chúng ăn cỏ và lá cây, có thể chịu được thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, chúng thường sống trên những cao nguyên và những ngọn đồi cao và lạnh. Vào những năm cuối của kỷ nguyên băng hà, chúng không còn có hình dáng giống như voi ma mút nữa mà trông giống loài trâu.