Một loài động vật ăn thịt cổ dài ở biển

  •   53
  • 2.757

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài bò sát cổ dài, có răng nanh, dường như để săn cá và mực ở những vùng biển nông mà có mặt ở vùng biển Nam Trung Quốc hơn 230 triệu năm trước đây. Con vật có cái cổ dài tới 1,7 m (gấp đôi chiều dài của thân) và khá rắn chắc. Phát hiện này được công bố trên tạp trí Science vào ngày 24 tháng 09 năm 2004.

Dinocephalosaurus

(Ảnh: sciencedaily)

Loài vật này được mô tả đầy đủ như thành viên của một nhóm bò sát có tên gọi là Protorosaurs, đặc trưng bởi cái cổ dài. So sánh loài mới này với các loài bò sát cổ dài và những con protorosaur của Châu Âu và Trung Đông (Tanystropheus) đã cho thấy một cái nhìn sâu hơn về các phương thức săn mồi cũng như sự tiến hóa và đa dạng của chúng trong thời kỳ Triassic.

Olivier Rieppel (Bảo tàng Field Museum, Chicago) cho rằng: một số các tác giả đã đưa ra nhận định về các phương thức săn mồi của các vật dữ ở biển, nhưng qua loài mới này chúng ta có thể phải xem xét lại các loài Tanystropheus và các protorosaurs khác đã sử dụng cổ trong việc săn mồi như thế nào.

Tác giả Chun Li – từ Học viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh - đã phát hiện ra loài này và đặt tên là Dinocephaloaurus orientalis, có nghĩa là “loài thằn lằn có cái đầu khủng khiếp từ phương đông”, sau khi đã khám phá ra hộp sọ dài 23.5 cm (khoảng 9 inches) vào mùa thu năm 2002 tại tỉnh Guizhou. Hộp sọ này còn 3 răng nanh ở hàm trên có chiều dài theo thứ tự trước sau là: 1.5 cm, 2.8 cm và 2.3 cm.

Cuối năm đó, tại vùng đá vôi ở khu vực biển này Li đã phát hiện ra một bộ xương gần như nguyên vẹn của con protorosaur đầu tiên ở Trung Quốc. Hộp sọ con này dài 15.5 cm (khoảng 6 inches)

Dinocephalosaurus có thân mình khá ngắn, to và chứa ít xương hơn các loài protorosaurs khác đã cho thấy cấu trúc cơ thể thích nghi hoàn toàn với đời sống dưới nước. Chu Li cho rằng Dinocephalosaurus đã đẻ trứng ở trên cạn vì có cấu trúc bộ xương thân vững chãi, dễ dàng di chuyển trên mặt đất.

Để thở, có lẽ Dinocephalosaurus đã giữ cái cổ của mình song song với mặt nước vì áp suất thủy tĩnh của môi trường nước xung quanh cản trở phổi có thể nở ra khi nó ngoi đầu theo phương thẳng đứng để lấy không khí.

Cả Dinocephalosaurus và Tanystropheus đều có bộ xương giống như xương sườn trải dài theo hướng song song với cổ, và hạn chế sự vận động của cổ. Các tác giả cho rằng cái cổ dài của Dinocephalosaurus có thể săn mồi theo hai cách:

Nó có thể tấn công con mồi một cách bất ngờ nhờ chiếc cổ rất dài và cái đầu nhỏ của mình. Răng và nanh được sắp xếp không giống những loài protorosaurs khác nên con vật có thể mở rộng hàm giống như cá sấu săn mồi.

Đồng tác giả Michael LaBarbera từ Đại học Chicago, Illinois đã đề xuất phương thức săn mồi thứ hai. Với phương thức này, khi săn mồi các cơ cổ Dinocephalosaurus co lại sẽ làm cho cổ thẳng rất nhanh, các gân cổ bành ra, hầu mở rộng đủ để nuốt chửng con mồi dưới áp lực được tạo ra bởi vận động của đầu. Theo cách này chúng có thể thực hiện những cuộc tấn công vào những con mồi khá to ở trong nước.

Trong khi rất khó để thêm các cơ vào hóa thạch khi có quá ít hoặc không có những bằng chứng về cơ dựa trên các nghiên cứu hóa thạch. Rieppel cho biết những ý tưởng của ông dựa trên cấu trúc của xương, quy tắc cơ học và sự phức tạp của việc săn mồi trong nước, một môi trường đậm đặc mà có thể báo động con mồi từ rất sớm trước khi vật dữ có thể tấn công.

Các tác giả:
Chun Li – Viện Vertebrate Paleontology and Paleoanthropology, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh.
Olivier Rieppel – Bảo tàng the Field Museum in Chicago, Illinois;
Michael LaBarbera – Đại học Chicago in Chicago, Illinois.

Theo Sciencedaily, Sinh học Việt Nam
  • 53
  • 2.757