20 kính thiên văn chói lòa vì "quái vật vũ trụ" vượt thời gian 8,5 tỉ năm

  •  
  • 1.213

Một trong những tia vũ trụ mạnh mẽ nhất đã được ghi nhận chi tiết bởi hệ thống kính thiên văn tại Trái đất. Tia vũ trụ này hoạt động trong tất cả các bước sóng và đã giúp chúng ta tìm ra bản chất của một "quái vật vũ trụ" xuyên không từ thế giới cổ đại.

Theo Sci-Tech Daily, nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) đã phát hiện ra một tia năng lượng phát sáng hiếm có, di chuyển với tốc độ gần như tốc độ ánh sáng, được tạo ra bởi một sự kiện vô cùng thảm khốc ở vùng vũ trụ 8,5 tỉ năm về trước.

Vượt khoảng không - thời gian vĩ đại đó, nguồn năng lượng mạnh đến nỗi vẫn trở thành một tia sáng bất thường trước mắt các kính thiên văn Trái đất.

 Ảnh đồ họa mô tả một TDE với lỗ đen quái vật đang phun ra luồng phải lực
Ảnh đồ họa mô tả một TDE với lỗ đen quái vật đang phun ra luồng phải lực - (Ảnh: Đại học Công nghệ Swinburne).

Hơn 20 kính viễn vọng từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Pháp, Chile... đã được huy động để tìm hiểu về nguồn sáng bí ẩn và xác đinh đó là một TDE - sự kiện lỗ đen nuốt sao.

Sau cú đớp mồi dữ dội và ăn ngôi sao thiếu may mắn, lỗ đen đã phun ra một cú "ợ hơi" dưới dạng tia phản lực vô cùng mạnh mẽ. Luồng vật chất năng lượng cao đó chính là thứ làm chói lòa các kính thiên văn Trái đất, dù ánh sáng từ nó đã du hành khoảng không gian 8,5 tỉ năm ánh sáng.

Sự kiện được đặt tên là AT2022cmc, một TDE khác thường và phải được phun từ một lỗ đen quái vật quay cực nhanh.

"Những quan sát này giúp chúng tôi khám phá vật lý cực đoan và năng lượng khong thể tạo ra trên Trái đất" - giáo sư Jeff Cooke, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Cập nhật: 16/01/2023 NLĐ
  • 1.213