Mặc dù loài người đang sống trên Trái Đất với những thành tựu tiến bộ về khoa học kĩ thuật nhưng có vô vàn những bí ẩn xung quanh hành tinh này mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được.
Từ trước tới nay, giới địa chất học mới chỉ phát hiện được vị trí của các siêu núi lửa từng “tỉnh giấc” trong quá khứ mà chưa thể khai quật được tàn tích của những lò mắcma khổng lồ nằm bên dưới.
Theo chuyên gia nghiên cứu núi lửa John Eichelberger và các nhà nghiên cứu tại Cục điều tra địa chất Mỹ, nguyên nhân khiến lò mắcma trở nên bí ẩn với giới khoa học có 3 khả năng.
Những lò mắcma khổng lồ có thể tạo ra các đợt phun trào núi lửa siêu khủng đang nằm ở đâu?
Thực tế, những đợt phun trào của siêu núi lửa có thể phát tán lượng dung nham và khói bụi lên tới hơn 1.000km3 là khá hiếm bởi cứ trung bình 100.000 năm mới có một sự kiện siêu núi lửa.
Do đó, khả năng con người đối mặt với nguy hiểm từ siêu núi lửa là không cao. Tuy nhiên, nếu không may sự kiện này xảy ra, chắc chắn hậu quả sẽ khôn lường.
Đây chính là lý do để nhà khoa học Eichelberger nhận định, công cuộc truy lùng các lò mắcma khổng lồ là một công việc “hết sức nguy hiểm nhưng vô cùng cuốn hút”.
Tại nhiều khu vực, những hậu quả tác động từ mực nước biển dâng tới cuộc sống của con người đã đã thể hiện rất rõ.
Nam Cực - vùng đất được ví như người khổng lồ đang say ngủ. Trong đó, tảng băng phía tây Nam Cực (WAIS) đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học bởi sự mất ổn định vốn có của nó. Sự không ổn định này là do phần lớn khối băng nằm dưới mực nước biển.
Hàng loạt công trình nghiên cứu về khả năng sụp đổ và tan chảy của dải băng WAIS đều nhắc tới một thảm họa nguy hiểm đối với Trái đất.
Trong khi hầu hết các khu vực không ổn định của dải băng khổng lồ WAIS nằm tại những vùng trũng sâu dưới mực nước biển. Do đó, nếu băng ở những khu vực trũng này không còn bị dải băng nổi "cản chân", nó sẽ nhanh chóng nổi lên và hình thành dải băng nổi mới, tách xa ra, đồng thời gây ra nhiều sự sụp đổ, đứt gãy khác kéo theo mực nước biển dâng cao.
Đa phần dân số thế giới sinh sống gần khu vực bờ biển, các nhà khoa học ngày nay dường như có thể đưa ra những dự báo chính xác để con người lên kế hoạch đối phó với nguy cơ mất đất và ổn định cuộc sống cho tới cuối thế kỷ này. Tuy nhiên, chỉ sau thế kỷ 21, các nhà khoa học sẽ không thể dự đoán được diễn biến của môi trường.
Nhà cổ sinh vật học Jack Horner tại Đại học bang Montana (Mỹ) cho rằng: “Giới khoa học tốt nhất là không nên biết tất cả những câu trả lời xung quanh bí ẩn về loài khủng long. Bởi nó sẽ làm mất đi tính huyền bí về loài sinh vật khổng lồ này và ảnh hưởng tới trí tưởng tượng bấy lâu nay của trẻ em”.
Mặc dù các nhà cổ sinh vật học đều biết rõ về hình dáng và kích thước của loài khủng long song những bí ẩn xung quanh hệ sinh học của chúng mới chỉ được tiết lộ rất ít.
Theo quan điểm của Horner, giới khoa học cần tìm hiểu cách những con thằn lằn khổng lồ tồn tại thành công trong môi trường tự nhiên sẽ là chìa khóa để tìm hiểu loài hệ sinh học của khủng long dưới góc độ của sinh vật sống.
Axit amin, vitamin hay các chất dinh dưỡng cơ bản nhất cần thiết nhất cho sự sống đều được tìm thấy ở những hạt băng bên trong các tiểu hành tinh và thậm chí là ở cả những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Việc tại sao những chất đó lại có thể kết hợp với nhau tạo nên được sự sống vẫn là câu hỏi thách thức các nhà khoa học. Liệu sự sống trên Trái Đất mà chúng ta đang ở là tự nảy sinh hay bắt nguồn từ không gian giữa các vì sao rồi được các thiên thạch mang tới?
Sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?
Cách đây 2,4 tỉ năm, những con vi khuẩn lam đầu tiên bắt đầu thải ra khí oxy và làm bầu khí quyển tràn đầy dưỡng khí. Chúng chính là những vi sinh vật căn bản làm biến đổi bầu khí quyển của Trái Đất và quyết định đến sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, lượng oxi do vi khuẩn lam thải ra luôn thay đổi và nồng độ oxy tăng - giảm như một chiếc tàu lượn siêu tốc trong suốt 3 tỷ năm rồi dần được ổn định vào kỷ Cambri cách đây khoảng 541 triệu năm trước. Và đến nay, vi khuẩn có phải thành phần quyết định nên không khí hay còn yếu tố tác động nào khác nữa vẫn là một bí ẩn?
Khí oxi trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu?
Với 3/4 diện tích bề mặt là nước, nhưng lí giải cho việc nước trên Trái Đất hình thành từ khi nào là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang đau đầu tìm câu trả lời. Theo nhiều nhà khoa học thì sau khi hình thành cách ngày nay 4,5 tỉ năm, Trái đất là một khối đá khô. Việc trên Trái Đất xuất hiện các hồ chứa nước có thể là do sự va đập liên tiếp với những băng thiên thạch đá. Dẫu vậy, nguồn gốc của nước trên hành tinh chúng ta vẫn còn là một bí ẩn vì những bằng chứng đá còn lại từ thời kỳ này để các nhà khoa học có thể nghiên cứu thì không có nhiều.
Nước trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?
Trong lõi Trái Đất có gì?
Trong những suy đoán về sự cân bằng của các khoáng chất cần thiết trên Trái Đất, các nhà khoa học nhận thấy sắt và niken là những chất vắng mặt trong cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Vì thế, giới nghiên cứu cho rằng các chất này có thể đã nằm trong lõi hành tinh chúng ta đang sống. Tuy nhiên, khi đo đạc trọng lực Trái Đất vào những năm 1950 thì những suy đoán ấy đã hoàn toàn bị loại bỏ bởi trọng lượng của lõi Trái Đất quá nhẹ. Vậy những chất kia đang ở đâu và bên trong lõi Trái Đất có gì vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với cả nhân loại.