3 sự thật về Samurai khiến bạn cảm thấy may mắn khi sinh ra vào thời nay

  •   3,54
  • 12.940

Để trở thành một võ sĩ Samurai, họ phải tuân theo nhiều quy tắc, trải qua những bài học vô cùng nghiêm khắc.

Nói đến võ sĩ Samurai - ta nhớ ngay đến những chiến binh Nhật Bản quả cảm. Nhưng xoay quanh những chiến binh này là vô vàn những điều thú vị và kinh hoàng mà bạn thấy cảm ơn nhiều lắm khi sinh ra trong xã hội hiện đại.

1. Sepuku - nghi lễ mổ bụng

Các võ sĩ samurai vốn được biết đến với tinh thần "tử vì đạo"
Các võ sĩ samurai vốn được biết đến với tinh thần "tử vì đạo".

Khi nhắc đến Samurai, có lẽ ai cũng sẽ ngay lập tức nghĩ đến nghi lễ đáng sợ này. Các võ sĩ samurai vốn được biết đến với tinh thần "tử vì đạo", họ coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình. Do đó, khi thua trận, võ sĩ samurai sẽ tự mổ bụng tự sát để bảo toàn danh tiết, tránh bị kẻ thù làm ô nhục.

Nhưng một điều đáng sợ có thể bạn chưa biết, đó là các samurai còn thực hiện nghi lễ này khi chủ của họ chết, có nghĩa là "chủ chết - theo chủ".

Nghi lễ tự sát đáng sợ này không chỉ dành cho các samurai mà còn được thực hiện bởi vợ của họ. Cụ thể, khi các samurai phạm tội hoặc chỉ đơn thuần là qua đời, vợ của họ cũng sẽ tự sát. Lễ này gọi là jigai.

Trong khi thực hiện jigai, người phụ nữ sẽ dùng dây buộc chặt hai chân của mình lại để thể hiện sự trung thành vĩnh viễn đối với chồng mình.

Hình ảnh mô phỏng lễ jigai.
Hình ảnh mô phỏng lễ jigai.

2. Tsujigiri - "chém người ở ngã tư"

Vào thời Chiến quốc, các samurai có một tập tục vô cùng tàn bạo và đáng sợ. Khi sở hữu một thanh kiếm mới, một số samurai sẽ đứng ở ngã tư đường vào một thời điểm vắng và… chém người qua đường xấu số nào đó.

Việc này chỉ đơn thuần để thử độ sắc của kiếm. Tuy nhiên, cũng có một số nguồn cho rằng việc này được thực hiện để… tế kiếm mới.

Có một số nguồn cho rằng, việc chém người này được thực hiện để… tế kiếm mới.
Có một số nguồn cho rằng, việc chém người này được thực hiện để… tế kiếm mới?

Có tài liệu chỉ ra rằng, samurai cũng thực hiện nghi lễ này khi họ muốn luyện tập, tăng tính nhạy bén, linh hoạt của mình mà thôi.

Trên thực tế, tsujigiri vốn chỉ được thực hiện giữa các võ sĩ với nhau.
Trên thực tế, tsujigiri vốn chỉ được thực hiện giữa các võ sĩ với nhau.

Trên thực tế, tsujigiri vốn chỉ được thực hiện giữa các võ sĩ với nhau. Tuy vậy, đặc điểm xã hội thời Sengoku đã đẩy tập tục này đến việc giết người bình thường vô kiểm soát. Do đó, đến thời Edo, tsujigiri bị cấm và các samurai thực hiện tsujigiri sẽ bị tử hình.

3. Kabukimono - "hội samurai đường phố"

Kabukimono là nhóm những samurai không còn phục vụ bất cứ chủ nhân nào nữa. Các nhóm người này xuất hiện vào khoảng cuối thời Muromachi và đầu thời kì Edo. Đừng để phim ảnh đánh lừa, họ thực sự không "ngầu" như chúng ta nghĩ đâu.

Kabukimono thường ăn mặc vô cùng sặc sỡ, đeo những phụ kiện bắt mắt, thậm chí, những người này còn mặc quần áo phụ nữ. Không chỉ kì quặc về khoản trang phục, những người này cũng sở hữu kiểu tóc và râu lạ lùng, khác người.

Kabukimono thường ăn mặc vô cùng sặc sỡ.
Kabukimono thường ăn mặc vô cùng sặc sỡ. (Ảnh minh họa).

Kabukimono bao gồm các samurai vô cùng bạo lực và thô lỗ. Đánh chém người vô tội vạ, gây ồn ào, mất trật tự nơi công cộng, ăn uống tại các nhà hàng mà không trả tiền… là một số điều tồi tệ mà nhóm samurai này thường làm.

Thời kì "thịnh vượng" của các kabukimono là vào thời Keicho (1596 – 1615) và cũng bắt đầu từ thời đấy, luật lệ trở nên nghiêm khắc hơn khiến các nhóm kabukimono dần bị hạn chế.

Cập nhật: 27/10/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,54
  • 12.940