31 sản phẩm được bầu chọn cho giải CNTT-TT ưa chuộng nhất 2006

  •  
  • 116

Tối hôm qua (12/7), lễ trao giải “Sản phẩm CNTT-TT Ưa chuộng nhất và BITCUP - Giải pháp CNTT-TT hay nhất 2006” - giải thưởng truyền thống của Thế giới Vi tính - PCWORLDVN do bạn đọc tạp chí bình chọn – đã được tổ chức tại Khách sạn Legend, TP.HCM. Lễ trao giải được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền Hình TP.HCM (HTV).

Đây là sự kiện thường niên do Tạp chí PCWORLD VN tổ chức để bình chọn những sản phẩm và giải pháp CNTT-TT ưu việt nhất trong năm. Các sản phẩm và giải pháp được bình chọn đề là những tên tuổi đã được khẳng định và được đông đảo người dùng công nhận. Cũng trong năm nay, PC World Vietnam tiến hành kỷ niệm 10 năm giải “Sản phẩm CNTT-TT ưa chuộng nhất”.

Phát biểu tại buổi họp báo trước lễ trao giải, ông Lê Trung Việt, Tổng Biên tập Tạp chí TGVT – PCWORLD VN, cho biết năm nay nhóm các sản phẩm CNTT-TT ưa chuộng nhất 2006 có 31 sản phẩm được bầu chọn từ 15.000 ý kiến (hợp lệ) của người đọc. Ngoài ra, kết quả năm nay không có sự cách biệt đáng kể giữa thứ hạng trong cùng một loại sản phẩm; trong khi khoảng cách giữa các sản phẩm năm ngoái là khá áp đảo.

Riêng giải “BITCUP 2006 - Giải pháp CNTT hay nhất”, có 4 sản phẩm được bình chọn, đó là: IRP của công ty AZ Solutions - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP); Misa SME của công ty cổ phần Phần mềm Misa - Kế toán doanh nghiệp; Venus của công ty cổ phần BSC - Quản lý quan hệ khách hàng (CRM); và chodientu.com của công ty phần mềm Hoà bình (PeaceSoft) – Thương mại điện tử.

Về giải dịch vụ Internet, Công ty điện toán và Truyền số liệu VDC vẫn được bầu là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tốt nhất tại Việt Nam (nhóm dial-up). Theo ông Việt, kết quả này có được là do chất lượng dịch vụ của VDC luôn được khẳng định, cùng với những đóng góp to lớn cho phong trào phổ cập Internet - điểm bưu điện văn hoá xã.

Kết quả bình chọn các sản phẩm CNTT-TT ưa chuộng nhất 2006 như sau
(thứ tự xếp hạng nằm trong ngoặc đơn)
 

Nhóm máy tính+ Dòng laptop: IBM (1), Acer (2), và Sony (3).
+ Dòng máy chủ: IBM (1), HP (2).
+ Máy hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA): O2 (1), HP (2), và IBM (3).
Nhóm phần cứng+ Bộ vi xử lý: Intel (1), AMD (2);
+ Bo mạch chủ: Gigabyte (1), Intel (2), Asus (3);
+ Đĩa cứng: Seagate (1), Samsung (2), Maxtor (3);
+ Card đồ hoạ: Asus (1), Gigabyte (2), ATI (3);
Nhóm đa phương tiện+ Loa máy tính: Creative (1), Soundmax (2), và Microlab (3);
+ Máy chiếu: Sony (1), Panasonic (2), và Toshiba (3);
+ Ổ đọc DVD/ghi CD: Asus (1), LG (2), và Samsung (3);
+ Ổ ghi DVD: Asus (1), LG (2), và Plextor (3).
Nhóm thiết bị ngoại vi+ Máy in laser: HP (1), Canon (2), Epson (3);
+ Máy in phun: Epson (1), HP (2), và Canon (3);
+ Máy quét: HP (1), Epson (2) và Canon (3);
+ Máy đa chức năng: HP (1), Samsung (2), và Epson (3);
+ Màn hình đèn điện tử: Samsung (1), LG (2), và Viewsonic (3);
+ Màn hình tinh thể lỏng: Samsung (1), LG (2), và Sony (3);
+ Lưu trữ USB: Kingston (1), Kingmax (2) và Transcend (3).
Nhóm thiết bị mạng+ Router ADSL: Zoom (1), LinkPro (2), và CNET (3);
+ Bộ kết nối không dây: LinkPro (1), 3Com (2), và CNET (3);
+ Modem dial-up: Motorola (1), Prolink (2), và US Robotics (3).
Nhóm sản phẩm tiêu dùng+ Máy ảnh số: Sony (1), Canon (2), và Nikon (3);
+ Máy quay video số: Sony (1), Panasonic (2), và JVC (3);
+ Điện thoại di động: Nokia (1), Samsung (2), và Sony Ericsson (3);
+ Máy nghe nhạc MP3: iPod (1), Sony (2), và Creative (3).
Nhóm dịch vụ+ Internet dial-up: VDC (1), FPT (2), và Viettel (3);
+ Dịch vụ hậu mãi: FPT (1), Viettel (2), và Nguyễn Hoàng (3);
+ Mạng điện thoại di động: Mobifone (1), Vinaphone (2), và Viettel (3);
+ Nhà cung cấp trò chơi trực tuyến: Vinagame (1), FTP (2), Asiasoft (3), và VASC (4).

Theo VnMedia
  • 116