5 loại rau chứa cả "tổ" ký sinh trùng bạn cần biết

  •  
  • 3.630

Ăn rau thường xuyên rất tốt cho việc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, 5 loại rau này vốn là "tổ ấm" của nhiều ký sinh trùng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiêu thụ, ký sinh trình sẽ làm tổ trong cơ thể bạn và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những loại rau chứa nhiều ký sinh trùng

Khi nói đến ký sinh trùng, chắc hẳn mọi người đều quen thuộc với nó, mặc dù không thể dễ dàng nhìn thấy và phân biệt được ký sinh trùng bằng mắt thường, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại. Nếu ăn phải một số thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng sẽ dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể nên chúng ta phải đặc biệt lưu ý.

5 loại rau dưới đây là một trong số những thực phẩm như thế. Có lẽ hầu hết mọi người đều biết rằng ăn rau thường xuyên rất tốt cho việc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ 5 loại rau chứa nhiều ký sinh trùng này trước khi ăn.

1. Xà lách

Xà lách cũng rất giàu chất dinh dưỡng, giàu chất xơ và các thành phần có vai trò nhất định trong việc giảm cân nên đây cũng là món ăn khoái khẩu của hầu hết chị em phụ nữ.

Rau xà lách
Xà lách có nhiều lá xếp đè lên nhau không theo hàng lối, đây là một lợi thế cho ký sinh trùng cơ trú.

Tuy nhiên, do xà lách có nhiều lá xếp đè lên nhau không theo hàng lối nên đây cũng trở thành một lợi thế lớn cho ký sinh trùng cư trú, do đó lượng ký sinh trùng trong xà lách cũng tương đối cao. Hãy cố gắng tách từng bẹ lá của xà lách ra và rửa sạch, điều đó sẽ giúp bạn tránh bỏ lọt những ngõ ngách nhỏ nhất mà vi khuẩn, ký sinh trùng có thể cư trú.

2. Súp lơ trắng

Súp lơ rất giàu giá trị dinh dưỡng, ăn thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc, giảm gánh nặng cho cơ thể, tăng cường sinh lực cho các cơ quan, bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp giảm cân.

Nhưng do bề mặt của súp lơ, đặc biệt là súp lơ trắng không bằng phẳng, khó làm sạch nên cũng dễ trở thành nơi ẩn náu của một số loại ký sinh trùng. Nếu ăn quá nhiều loại súp lơ mà chưa được làm sạch lỹ lưỡng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Nếu bạn thực sự muốn ăn súp lơ trắng, tốt nhất bạn nên cắt nhỏ súp lơ ra để dễ dàng vệ sinh. Đông thời, hãy thử đun sôi với nước (chần) trước khi ăn, điều này có thể giúp giảm sự phát triển của ký sinh trùng và bảo vệ cơ thể của bạn.

3. Rau muống

Rau muống rất giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng sắt tương đối cao có tác dụng phòng chống thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh khác, cải thiện hiện tượng thiếu máu, bảo vệ sức khỏe con người.

Tuy nhiên, do khả năng thích nghi với môi trường kém nên rau muống dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Đồng thời, những người nuôi trồng kém chất lượng trong quá trình canh tác cũng sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng để giúp rau to, xanh hơn.

Do đó, khi chọn mua và sử dụng rau muống bạn phải hết sức thận trọng. Tốt nhất nên chọn mua của những cơ sở kinh doanh, sản xuất uy tín, có chất lượng và nhớ làm sạch thật kĩ trước khi tiêu thụ.

4. Củ sen

Củ sen
Củ sen là sản phẩm sinh trưởng trong nước bùn nên bên trong có thể chứa rất nhiều vật ký sinh.

Củ sen là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng ẩm cho phổi, làm đẹp da nên được nhiều chị em vô cùng yêu thích. Nhưng vì củ sen là sản phẩm sinh trưởng trong nước, đặc biệt là nước bùn nên bên trong có thể chứa rất nhiều vật ký sinh.

Ngoài ra, bên trong củ sen có nhiều lỗ hổng sẽ tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng sinh sôi, nếu ăn củ sen chưa được làm sạch kỹ sẽ gây hại cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể con người.

Vì vậy, hãy làm sạch củ sen càng kỹ càng tốt trước khi tiêu thụ.

5. Rau răm

Rau răm là loại rau thường gặp trong đời sống, nó giàu vitamin và caroten có tác dụng bổ mắt, tăng cường thể lực, bảo vệ sức khỏe. Nhưng vì rau diếp thường sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt, dễ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn và vi rút nên những loại rau rau như thế cũng nghiễn nhiên trở thành tổ ký sinh.

Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại rau diếp đảm bảo chất lượng, trước khi ăn, hãy sơ chế và làm sạch thật kỹ rau để tiêu thụ một cách an toàn.

Cập nhật: 17/09/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 3.630