Nếu như xác định được trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có tồn tại sự sống, đây sẽ là một trong những phát hiện vĩ đại nhất lịch sử loài người. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục chiêm ngưỡng 50 hình ảnh về mặt trăng Enceladus của Sao Thổ - nơi sự sống có thể tồn tại (Phần 2) dưới đây nhé!
Sao Thổ cùng với bốn mặt trăng của nó
Nguồn ảnh: NASA, ESA, and the Hubble Heritage Team (STScI/AURA)
Theo hình ảnh quan sát được, mặt trăng khổng lồ màu cam Titan có một bóng râm ở phía cực Bắc của sao Thổ. Phía bên dưới là mặt trăng Titan, gần mặt phẳng vành đai và nằm bên trái là mặt Trăng Mimas, một bóng râm nhỏ hơn nhiều nằm trên đường xích đạo của sao Thổ. Phía bên trái ngoài vành đai của sao Thổ là mặt trăng Dione và mờ hơn là mặt trăng Enceladus.
Vệ tinh Enceladus vào ngày 24 tháng 4 năm 2007
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Hình ảnh nguyên mẫu của vệ tinh Enceladus được chụp vào ngày 24 tháng 4 năm 2007.
Bức hình khảm của mặt trăng Enceladus trong sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Thảm tinh thể khổng lồ của vệ tinh Enceladus sao Thổ cho thấy bối cảnh khu vực rộng lớn mà tàu vũ trụ Cassini của NASA đã thu được vài phút trước đó trong chuyến thăm dò vào ngày 11 tháng 8 năm 2008.
Vùng cực Bắc của vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Hình ảnh này là khung nhìn có độ phân giải cao nhất thu được từ vùng cực Bắc của vệ tinh Enceladus. Hình ảnh hướng về phía Nam qua những hố lõm ở trên vùng cực Bắc của vệ tinh Enceladus. Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã phát hiện ra điều này trong chuyến thăm dò vào ngày 12 tháng 3 năm 2008.
Luồng hơi nước trên mặt trăng sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý của vệ tinh Enceladus được chụp bởi tàu thăm dò Cassini của NASA vào ngày 2 tháng 11 năm 2009. Các tia sáng của luồng hơi nước có thể nhìn thấy trên cực Nam của mặt trăng Enceladus.
Dải băng nước trên vệ tinh Enceladus của sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Có ít nhất bốn dải băng nước khác nhau phát ra từ vùng cực Nam của mặt trăng Enceladus sao Thổ. Hình ảnh được chụp bằng ánh sáng khả kiến với góc chụp hẹp của tàu vũ trụ Cassini vào ngày 25 tháng 12 năm 2009.
Tàu vũ trụ Casini khám phá các mặt trăng bên trong sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Tàu vũ trụ Casini của NASA đã thu được hình ảnh nguyên mẫu của vệ tinh Enceladus vào ngày 26 tháng 4 năm 2010. Máy ảnh đặt cách đó khoảng 946.585 km hướng về phía vệ tinh Enceladus và hình ảnh này được chụp bằng các bộ lọc CL1 và IR3. Hình ảnh này chưa được xác nhận hoặc hiệu chuẩn. Hình ảnh được xác nhận/hiệu chuẩn sẽ được lưu trữ tại Hệ thống lưu trữ dữ liệu hành tinh của NASA năm 2011.
Tàu vũ trụ Cassini tìm thấy dấu hiệu nước ở dạng chất lỏng trên mặt trăng của sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Hình ảnh mới về mặt trăng Enceladus của sao Thổ được chiếu sáng bởi Mặt trời cho thấy các nguồn giống như đài phun nước của vật chất đi qua khu vực cực Nam. Hình ảnh được thể hiện rõ ràng bằng các màu sắc.
Mạch phun nước từ các vết nứt trên mặt trăng của sao Thổ
Nguồn ảnh: Cassini Imaging Team and NASA/JPL/SSI
Hình ảnh tàu vũ trụ Cassini chụp được minh họa các tia sáng phát ra từ các vòi phun ở vùng cực Nam của vệ tinh Enceladus.
Thiết bị tàu vũ trụ Cassini được chụp tại mặt trăng băng giá của sao Thổ
Nguồn ảnh: Karl Kofoed
Theo nhận định về bức ảnh này, tàu vũ trụ Cassini đã bay qua vệ tinh Enceladus ở vị trí gần nhất để quan sát/nghiên cứu luồng hơi nước từ mạch nước phun trào tại vùng cực Nam của mặt trăng.
NASA "phục hồi" tàu vũ trụ Cassini trong thời gian thực hiện chuyến bay trên sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL
Bức ảnh này cho thấy kế hoạch bay trực tiếp đến vệ tinh Enceladus của sao Thổ bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 30 tháng 11 năm 2010. Tàu vũ trị Cassini đã "tỉnh dậy" từ một chế độ an toàn "ngủ đông" vào ngày 24 tháng 11.
Ánh sáng tia cực tím gần vùng cực Bắc của sao Thổ
Nguồn ảnh: Ken Moscati and Abi Rymer, JHUAPL Including data from NASA/JPL/JHUAPL/University of Colorado/Central Arizona College/SSI
Hình ảnh này cho thấy một đốm sáng của ánh sáng tia cực tím gần vùng cực Bắc của sao Thổ xuất hiện "dấu hiệu" kết nối từ tính giữa sao Thổ và vệ tinh Enceladus. Các đường từ trường và dấu chân không thể quan sát được bằng mắt thường nhưng đã được phát hiện bởi hình ảnh quang phổ tia cực tím, từ trường và dụng cụ chất điểm trên tàu vũ trụ Cassini của NASA.
Vành đai mỏng của sao Thổ với mặt trăng
Nguồn ảnh: Cassini Imaging Team, ISS, JPL, ESA, NASA
Hình ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini làm nổi bật độ mỏng của vành đai sao Thổ, chỉ dày khoảng 1km. Mặt trăng Titan của sao Thổ đi qua vành đai, trong khi mặt trăng nhỏ hơn Enceladus xuất hiện rất nhỏ ở bên phải.
Tàu vũ trụ Cassini thăm dò mặt trăng băng giá của sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL.
Hình ảnh vệ tinh Enceladus của sao Thổ được chụp lại bởi tàu vũ trụ Cassini.
Ba mặt trăng của sao Thổ
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Ba mặt trăng của sao Thổ xuất hiện trong cùng một bức ảnh nằm về phía cực Bắc của vành đai. Mặt trăng Rhea (cách 949 dặm hoặc 1.528 km) nằm gần nhất với tàu vũ trụ Cassini, xuất hiện rõ nhất so với 2 mặt trăng còn lại và nằm chính giữa bức ảnh. Mặt trăng Enceladus (cách 313 dặm hay 504 km) ở bên phải mặt trăng Rhea. Mặt trăng Dione (cách 698 dặm hoặc 1.123 km) nằm bên trái của mặt trăng Rhea, bị che khuất một phần bởi sao Thổ. Sao Thổ có mặt ở bên trái của hình ảnh này nhưng do chụp vào ban đêm nên quá tối để có thể nhìn thấy.
Hình ảnh vành đai sao Thổ cùng với 5 mặt trăng
Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute
Hình ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, cho thấy vành đai A và F của sao Thổ. Tính từ bên trái là mặt trăng Janus, Pandora, Enceladus, Mimas và Rhea.
Tuyết trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ
Nguồn ảnh: Paul Schenk (Lunar and Planetary Institute, Houston)
Hình ảnh chụp bề mặt của vệ tinh Enceladus. Một trong những sọc vằn trên da hổ của vệ tinh Enceladus xuất hiện trên ảnh, khu vực hoạt động của nó là màu xanh đậm, cho thấy tiếp xúc trực tiếp với băng giá. Mặt trăng Mimas sáng mờ ảo phía trên được bao xung quanh bởi một vành đai mờ nhạt hay quầng sáng được hình thành bởi ánh sáng khúc xạ từ những hạt bụi tuyết rơi xuống.
Cảnh tuyết trên bề mặt vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: NASA/Processing by Paul Schenk (Lunar and Planetary Institute, Houston)
Hình ảnh về cảnh quan "tuyết" của vệ tinh Enceladus được tàu vũ trụ Cassini chụp. Khu vực này nằm ở phía bắc các rặng núi, còn phía cực Nam hoạt động về mặt địa chất và có đường cắt ngang địa hình bằng những lõm gãy hẹp.
Tuyết trên vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: NASA/Processing by Paul Schenk (Lunar and Planetary Institute, Houston)
Cảnh chụp "tuyết" trên vệ tinh Enceladus. Khu vực này bị "gãy" nặng nề nằm ở phía bắc, rìa của vùng hoạt động cực Nam.
Vệ tinh Enceladus của sao Thổ được chụp vào ngày 14 tháng 4 năm 2012
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Ảnh chụp vệ tinh Enceladus của sao Thổ vào ngày 14 tháng 4 năm 2012 và Trái đất vào nhận được vào ngày 15 tháng 4 năm 2012. Máy ảnh đã hướng về phía vệ tinh Enceladus ở khoảng cách 120.808 km và hình ảnh được chụp bằng các bộ lọc RED và CL2. Hình ảnh này chưa được xác nhận hoặc hiệu chuẩn.
Khoảng đất trên vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Ảnh chụp vệ tinh Enceladus của sao Thổ vào ngày 14 tháng 4 năm 2012 và Trái đất nhận được vào ngày 15 tháng 4 năm 2012. Máy quay đã hướng về phía vệ tinh Enceladus ở khoảng cách 185 km và hình ảnh được chụp bằng các bộ lọc CL1 và CL2. Hình ảnh này chưa được xác nhận hoặc hiệu chuẩn.
Vành đai sao Thổ, mặt trăng Titan và mặt trăng Enceladus
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Mặt trăng băng giá Enceladus của sao Thổ treo dưới vành đai khí khổng lồ, trong khi đó mặt trăng Titan lại ẩn nấp bên trong nền, bức ảnh mới này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini vào ngày 12 tháng 3 năm 2012.
Khu vực đo lường của tàu vũ trụ Cassini gần những sọc vằn trên da hổ của vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute
Màu đỏ xuất hiện trên hình ảnh là dải đất dài 500km (310 dặm) gần cực Nam của vệ tinh Enceladus sao Thổ. Tàu vũ trụ Cassini của NASA nghiên cứu tính năng này với dụng cụ radar của máy dò trong chuyến thăm dò vào tháng 11 năm 2011. Các đường sặc sỡ có màu xanh lá cây là những sọc vằn trên da hổ của vệ tinh Enceladus.
Vệ tinh Enceladus
Nguồn ảnh: Val Klavans/Space Science Institute/JPL-Caltech/NASA
Mặt trăng Enceladus của sao Thổ được nhìn thấy khi đi ngang qua vành đai E, hình ảnh này được chụp bằng phi thuyền Cassini của NASA vào ngày 19 tháng 7 năm 2013.