Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.
Là đường cao tốc trên cao nằm ở thành phố Thượng Hải, Diên An được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với các tài xế khi lọt vào “mê cung” bên trong. Nút giao thông gồm 6 cấp cầu phức tạp cho phép hàng nghìn xe qua lại mỗi giờ. Ngoài ra, nơi này còn có đường ngang cho người đi bộ và đường ngang dành cho phương tiện địa phương. (Ảnh: Best wallpaper, Shutterstock, Pinterest, Reddit).
Đường cao tốc vành đai trong từ giao lộ Diên An dẫn thẳng đến cầu Nam Phố, nơi nối hai bờ Thượng Hải. Cây cầu với kết cấu xoắn nhiều vòng độc đáo không chỉ giải quyết ùn tắc giờ cao điểm mà còn có giá trị thẩm mỹ trong kiến trúc. Nam Phố là cây cầu nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 14.000-17.000 lượt xe cộ qua lại. Đặc biệt, ý tưởng chiếc cầu này là của một cậu bé 9 tuổi. (Ảnh: Cities Skylines Mod).
Giao lộ Tom Moreland (Mỹ) được mệnh danh “spaghetti junction” (giao lộ mì Ý). Công trình cao tốc phức tạp ở Atlanta được thiết kế với hệ thống cầu 5 tầng chồng chéo. Dù những cây cầu trên không kết nối trực tiếp các làn với nhau, giao lộ này vẫn bị xếp vào danh sách những nút giao thông tắc nghẽn khủng khiếp tại Mỹ. (Ảnh: Pinterest).
Tom Moreland chính thức hoàn thành vào năm 1987 với chi phí lên tới 86 triệu USD. Hai bên tuyến đường phủ đầy cây xanh tuyệt đẹp. (Ảnh: Reddit, Rafi Law Firm).
Judge Harry Pregerson (Mỹ) là một trong những nút giao thông đường bộ phức tạp bậc nhất thế giới. Nó được mệnh danh là những con quái vật của bang Los Angeles với 34 đường đan xen nhau trên 5 cấp độ, cao 40 m. Mỗi ngày có khoảng 600.000 phương tiện qua lại tại Judge Harry Pregerson. Nơi này được đặt tên theo vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc I-105. (Ảnh: Pinterest, Art By Interia, Unsplash).
Giao lộ Oyamazaki (Nhật Bản) được xem là nút giao thông "điên rồ" nhất đất nước mặt trời mọc. Tại đây, để rẽ đúng đường cần đi, bạn phải lái xe vài vòng và rất có thể bị mất phương hướng. Tuy nhiên, giao lộ này được thiết kế khá hoàn hảo, cho phép tài xế rẽ bất cứ hướng nào đều đến được mục tiêu. Nút giao thông gồm một số tuyến đường cắt nhau và đường tàu hỏa cao tốc Shinkanshen phía dưới. (Ảnh: Lets Travel More, SkyscraperCity).
Khải hoàn môn (Pháp) là điểm hội tụ của 12 con đường, trong đó có Champs-Elysees, đại lộ chính của thủ đô nước Pháp. Hoạt động giao thông xung quanh Khải hoàn môn hỗn loạn vì không có đèn tín hiệu giao thông. Giao lộ khiến nhiều người liên tưởng tới những con đường đông đúc của các quốc gia Đông Nam Á. (Ảnh: Paris Select).
Vòng xuyến Magic Roundabout (Anh) được xây dựng năm 1972, gồm một vòng xuyến lớn và năm vòng xoay nhỏ bên trong. Magic Roundabout gây hoang mang, khiến du khách lần đầu đến đây không biết làm sao để hiểu và tuân thủ vạch kẻ trên đường. Nhiều phương tiện tham gia giao thông khiến con đường nổi tiếng ở thành Rome càng thêm chật chội. Chính quyền địa phương đã phải bố trí sĩ quan cảnh sát đứng ở trung tâm mỗi vòng xuyến nhỏ để hướng dẫn những ngày đầu giao lộ hoạt động. (Ảnh: Reddit).