Ở phương Tây, Giáng sinh là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, và năm mới chỉ diễn ra vào ngày 1/1 nên người phương Tây khá lạ lẫm với kì nghỉ Tết nguyên đán kéo dài nhiều ngày với những hoạt động truyền thống của người phương Đông.
Cùng khám phá 10 điều về ngày Tết của phương Đông khiến người phương Tây “mắt tròn mắt dẹt”:
Theo truyền thuyết, nhiều hoạt động truyền thống diễn ra trong Tết nguyên đán bắt nguồn từ nỗi sợ hãi cổ xưa với Nian - một con quái vật hung dữ sẽ đợi đến ngày đầu tiên của năm để “khủng bố” dân làng. Nghe theo lời khuyên của một nhà hiền triết già khôn ngoan, người dân thị trấn đã tạo ra những tiếng ồn lớn từ trống, pháo hoa và sử dụng màu đỏ để đuổi con quái vật đi khỏi. Điều này cho đến giờ vẫn còn là một hoạt động không thể thiếu trong ngày đầu năm mới.
Mặc dù các hình thức để tôn vinh Tết nguyên đán đã thay đổi qua nhiều năm, nhưng ban đầu nó được xem như là một cơ hội để các gia đình làm sạch khu vực thờ cúng trong nhà. Người xưa cho rằng sau khi dọn dẹp sạch sẽ khu vực thờ cúng thì các vị thần sẽ đến thăm gia đình vào năm mới. Đến nay, Tết vẫn được xem như một khoảng thời gian để dọn dẹp nhà cửa, và công việc này phải được hoàn thành trước khi đón năm mới.
Mỗi năm đến dịp cận Tết âm lịch, hàng trăm triệu người từ khắp nơi sẽ lên đường về quê ăn Tết. (Ảnh: Istock).
Vì Tết nguyên đán nhấn mạnh vào việc thắt chặt thêm sợi dây máu mủ và mối quan hệ khăng khít trong gia đình, nên mỗi năm đến dịp cận Tết âm lịch, hàng trăm triệu người từ khắp nơi sẽ lên đường về quê ăn Tết. Những phương tiện thường được sử dụng là ô tô, xe lửa, máy bay và các phương thức vận chuyển khác và trong khoảng thời gian nghỉ Tết khoảng 15 ngày, ước tính sẽ có gần ba tỷ chuyến đi được thực hiện.
Không phải tất cả mọi người ở phương Đông đều nhất nhất tin vào những việc nên làm và không nên làm trong dịp Tết nguyên đán, nhưng đa phần mọi người đều cố gắng hết sức để tuân thủ một số điều cấm kị rất đặc biệt. Trong những ngày đầu năm mới, đến bệnh viện hoặc uống thuốc được cho là sẽ khiến gia chủ có sức khỏe kém trong cả năm; cho vay hoặc vay tiền sẽ khiến gia chủ mắc nợ nhiều hơn; hay trẻ con khóc có thể mang lại xui xẻo.
Ở Trung Quốc, khi bạn bước vào tuổi ba mươi mà vẫn độc thân thì có thể đây là điều phiền nhiễu, vì gia đình và họ hàng sẽ liên tục “truy hỏi” bạn về điều này trong suốt dịp Tết. Cho nên khi những người vẫn “một mình” trở về nhà thăm cha mẹ, họ sẽ thuê người để đóng giả làm người yêu, giả vờ là đang ở trong một mối quan hệ để tránh sự phiền toái từ cha mẹ. Một người đóng giả làm bạn trai hay bạn gái có thể nhận được trung bình 145 đô la một ngày.
Nếu ai đó tặng bạn một phong bao lì xì, tốt nhất là nhận nó bằng hai tay và tránh mở ra trước mặt họ.(Ảnh: Istock).
Một truyền thống thường thấy trong dịp Tết nguyên đán của người phương Đông đó là tặng những phong bao màu đỏ chứa tiền. (màu đỏ tượng trưng cho năng lượng và tài lộc). Tiền để trong phong bao là những tờ tiền mới tinh, chưa có nếp gấp; tiền cũ, nhăn nheo được coi là dấu hiệu của sự lười biếng. Mọi người thường để sẵn trong mình những phong bì đã có tiền khi đi ra ngoài, phòng trường hợp gặp người mà họ cần “lì xì”. Nếu ai đó tặng bạn một phong bao lì xì, tốt nhất là nhận nó bằng hai tay và tránh mở ra trước mặt họ.
Pháo hoa là một phần chính của lễ hội mùa xuân ở phương Đông, và có nhiều điều không hay đến từ truyền thống này. Mức độ ô nhiễm của các thành phố như Bắc Kinh có thể tăng lên gấp 15 lần sau một đợt bắn pháo hoa vào đêm giao thừa. Năm 2016, Thượng Hải đã cấm bắn pháo hoa trong khu vực đô thị.
Quần áo trắng cũng được cho là đem lại vận xui. Ở một số nước phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, cả trang phục đen và trắng có truyền thống gắn liền với tang tóc và cần tránh trong tháng âm lịch. Những bộ quần áo màu đỏ, sặc sỡ được ưa chuộng trong những ngày này vì chúng tượng trưng cho may mắn.
Anh đào là một loại thực phẩm phổ biến trong dịp Tết nguyên đán ở nhiều nước phương Đông, cần một nguồn anh đào cực lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp này. Năm ngoái Singapore Airlines đã bay bốn chuyến liên tục để chuyên chở anh đào đến khu vực Đông Nam và Bắc Á. Hơn 300 tấn đã được chuyển đến kịp thời cho mùa lễ hội.
Đã bao giờ bạn thắc mắc, tên gọi Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu? Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc, bởi những tháng ngày đô hộ Việt Nam, văn hóa Việt có ảnh hưởng của người Trung Hoa. Nguyên Đán là từ Việt gốc Hán, chữ “Nguyên” có nghĩa là “đầu tiên, bắt đầu”, chữ “Đán” là “buổi sáng”. Tết Nguyên Đán có nghĩa là: “Buổi sáng khởi đầu của một năm, bắt đầu của tiết Xuân”. Chữ Tết là một từ Việt gốc Hán, được gọi chệch từ chữ tiết của Hán ngữ. Tết Nguyên Đán có ý nghĩa may mắn và trong lành.