10 bí quyết ngăn ngừa ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất, là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ. Đàn ông cũng không miễn dịch với căn bệnh này.

>>Triệu chứng và cách phát hiện ung thư vú

>>Ngăn ngừa ung thư vú từ tuổi 20


(Ảnh minh họa: Internet)

Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, năm 2014 có 232.6790 ca ung thư vú ở phụ nữ, 2.360 ca ở đàn ông. Con số tử vong do ung thư vú ở phụ nữ là 40.000 người và ở đàn ông là 430 người.

Để giảm nguy cơ bị ung thư vú, hoặc ít nhất là chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm nhất, ta cần có lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kì. Dưới đây là 10 bí quyết để ngăn ngừa căn bệnh này:

Ăn rau xanh: Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều rau, trái cây, cá...như của người Địa Trung Hải sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.

Tập thể dục đều đặn: Phụ nữ năng động có ít nguy cơ phát triển ung thư vú. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những phụ nữ ăn trái cây, rau xanh và hoạt động thể chất thường xuyên đã giảm được nguy cơ ung thư vú.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ ngắn, làm việc đêm, tiếp xúc với ánh sáng suốt đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Duy trì cân nặng cân đối: Béo phì và tiểu đường liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú. Cách để loại bỏ chất béo không mong muốn đó là tránh uống nước ngọt, nước có đường, chỉ ăn khi đói, tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc.

Không hút thuốc, không uống rượu: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, uống rượu khiến nguy cơ mắc ung thư vú tăng cao.

Cho con bú sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích, bao gồm làm giảm nguy cơ ung thưvú ở bà mẹ, vì sinh con sau 30 tuổi là 1 yếu tố gây ra loại ung thư này.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ khuyên phụ nữ nên giảm việc chụp CT, PET, X-Quang. Tuy nhiên, trị liệu bằng tia phóng xạ đôi khi cũng hữu ích, ví dụ như điều trị ung thư hạch Hodgkin. Trong trường hợp đó, người phụ nữ nên được khám sớm và thường xuyên để ngừa ung thư vú.

Cẩn trọng với hormone: Nếu giai đoạn mãn kinh gây ra các triệu chứng khó chịu, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ. Điều trị thay thế hormone là 1 lựa chọn nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nếu người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, bạn hãy cân nhắc các phép trị liệu không dùng hooc-môn.

Chụp chẩn đoán ung thư vú: Công cụ chụp được sử dụng phổ biến nhất là chụp X-quang vú, một phương pháp gây tranh cãi vì kết quả chẩn đoán chưa đáng tin cậy. Theo đó, sau mỗi lần chụp, 10% các phụ nữ được gọi lại để kiểm tra thêm, gây ra sự lo lắng.

Tuy vậy, chụp tia X vú vẫn là công cụ tốt nhất giúp chẩn đoán sớm. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, có nhiều bằng chứng về lợi ích của việc chụp X-quang vú hàng năm đối với phụ nữ 40-74 tuổi. Mặt khác, Cơ quan Đặc nhiệm về Phòng bệnh Mỹ khuyên chỉ nên chụp 2 năm 1 lần đối với phụ nữ 50-74 tuổi.

Kiểm tra gen: Bác sĩ sản phụ khoa Donald Aptekar từ Trung tâm Y tế Rose của Mỹ cho biết: Nếu gia đình có lịch sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc tổ tiên là người Do Thái, bạn có thể mang biến đổi gen (như BRCA 1 hoặc 2), làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng. Nhiều yếu tố khác cũng gây ung thư di truyền. Bác sĩ Aptekar khuyên bạn nên nói chuyện với người tư vấn sức khỏe về việc kiểm tra gen.

Theo tienphong.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video