Trước đây, người ta cho rằng chỉ những người trung niên và cao tuổi mới mắc bệnh ung thư, nhưng hiện nay ngày càng có nhiều bệnh nhân ung thư ở độ tuổi ba mươi và thậm chí là trẻ hơn.
Tình trạng trẻ hóa ung thư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều gia đình và là gánh nặng cho xã hội.
3 lý do dưới đây được xem là nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư:
Thuốc lá và rượu bia quá mức, chế độ ăn uống không kiểm soát
Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi ăn uống rất thất thường, không thích tự nấu ăn mà thường ăn vội ở hàng quán. Trong khi đó, hầu hết các món ăn này đều giàu chất béo và không có sự cân bằng về dưỡng chất. Bên cạnh đó, vì công việc bận rộn, nhiều người trẻ cũng thường xuyên bỏ bữa và để cho bụng đói suốt nhiều giờ đồng hồ. Những thói quen ăn uống này đều rất có hại cho cơ thể.
Thức uống có cồn và khói thuốc đều được xếp vào những chất có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, đáng nói nhất vẫn là thói quen lạm dụng rượu bia và nghiện thuốc lá ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ. Thức uống có cồn và khói thuốc đều được xếp vào những chất có khả năng gây ung thư.
Thức khuya và lười vận động
Thức khuya đã trở thành chuyện thường ngày của giới trẻ và đương nhiên đây là thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Cơ thể có thể tiết melatonin khi ngủ. Cần biết rằng, melatonin giúp bảo vệ các thành phần tế bào, đặc biệt là vật chất di truyền ADN trước tác động của các gốc tư do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, nếu có nhiều ánh sáng vào ban đêm (ánh đèn, ánh sáng màn hình) sẽ làm thay đổi chu trình sản xuất melatonin tự nhiên, do đó làm giảm tiết melatonin. Điều này đồng nghĩa với việc tế bào sẽ dễ bị tổn thương hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Thực trạng giới trẻ lười vận động thể chất cũng là vấn đề rất đáng quan ngại. Theo thông tin được đăng trên tạp chí The Lancet, nếu một người không vận động thể chất nhẹ nhàng đủ 30 phút/5 lần/tuần hoặc vận động mạnh 20 phút/3 lần/tuần thì bị coi là thiếu vận động. Thiếu vận động dẫn tới hàng loạt bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư vú, ung thư đại tràng...
Các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu vận động tương đương với bệnh béo phì và hút thuốc lá
Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, trong đó có ung thư, cần phải khám sức khỏe thường xuyên mới phát hiện ra. Đối với ung thư việc phát hiện sớm bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị lên đáng kể.
Tuy nhiên, đa phần người trẻ đều không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là tâm lý chủ quan, nghĩ bệnh tật, nhất là ung thư, chỉ thuộc về người cao tuổi.