4.300 mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm chôn trong mộ cổ

Răng nai sừng tấm Á Âu được dùng làm vật trang trí và mang ý nghĩa quan trọng với cư dân trên hồ Onega 8.200 năm trước.

Các nhà khoa học khai quật hơn 4.300 mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm Á Âu tại 84 ngôi mộ thời Đồ Đá trên đảo Yuzhniy Oleniy Ostrov, hồ Onega, Nga, CNN hôm 22/1 đưa tin.


Phục dựng hình ảnh người phụ nữ trong ngôi mộ chứa 90 chiếc răng nai sừng tấm. (Ảnh: Tom Bjorklund).

Số trang sức này thuộc về nhóm cư dân sống trên đảo 8.200 năm trước. Các dấu tích để lại cho thấy chúng từng được đeo trên áo khoác, váy, áo choàng, đai lưng và mũ. Tuy nhiên, phần vải đã phân hủy hết qua thời gian. Ngoài răng nai sừng tấm, nhóm chuyên gia còn tìm thấy lượng lớn bột thổ hoàng đỏ, loại màu tự nhiên dùng cho trang trí và các mục đích khác.

Răng nai sừng tấm đang được bảo quản tại Bảo tàng Nhân chủng học và Dân tộc ký Peter the Great. Kristiina Mannermaa, nhà khảo cổ tại Đại học Helsinki, cùng các đồng nghiệp nghiên cứu số trang sức này để tìm hiểu về tầm quan trọng của chúng cũng như những người chôn dưới mộ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological and Anthropological Sciences.

Một số mặt dây đeo làm bằng răng gấu hoặc hải ly, nhưng phần lớn là răng cửa của nai sừng tấm. Nai sừng tấm có 8 răng cửa. Vật trang trí lớn nhất mà các nhà nghiên cứu phân tích đòi hỏi răng của 8-18 con.

Nai sừng tấm chỉ xuất hiện thưa thớt trong vùng rừng mà những người này sinh sống. Họ cũng không giết chúng thường xuyên. Nai sừng tấm là loài vật quan trọng nhất với những người săn bắt-hái lượm thời tiền sử ở lục địa Á Âu, cả về hệ tư tưởng lẫn tín ngưỡng, theo nhóm nghiên cứu.

Mộ của đàn ông và phụ nữ trẻ có số lượng răng nai sừng tấm lớn nhất. Điều đó chỉ ra, có thể loại trang sức này liên quan đến giai đoạn sinh nở tốt nhất của con người. Mộ trẻ em và người già có số lượng răng ít nhất.

Các nhà khoa học nhận thấy quá trình chế tạo mặt dây đeo trong các ngôi mộ đều giống nhau. Người xưa tạo những đường rãnh nhỏ ở chân răng để có thể gắn chúng vào đồ vật khác. Các đường rãnh này có thể ảnh hưởng đến vị trí đeo hoặc khiến chúng phát ra tiếng kêu liên quan đến cách thức liên lạc nào đó.

Một số nền văn hóa Á Âu thời xưa dùng vật trang trí để thể hiện xuất xứ và danh tính. Các vật trang trí cũng hỗ trợ việc liên lạc và giúp tăng tính nhất quán trong cộng đồng. Những mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm cũng có thể dùng để nhận diện các cộng đồng xung quanh.

"Sau khi quan sát, chúng tôi cho rằng mặt dây đeo bằng răng nai sừng tấm gắn với cuộc sống của những người chôn dưới mộ và là vật dụng cá nhân của họ. Chúng không đơn giản chỉ thể hiện sự giàu có mà tầm quan trọng của chúng còn lớn hơn nhiều", nhóm nghiên cứu cho biết.

Cập nhật: 26/01/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video