Phát hiện loài thằn lằn cá "nửa hải cẩu nửa nòng nọc"

Hóa thạch 248 triệu năm tuổi của loài Cartorhynchus lenticarpus tiết lộ những đặc điểm chưa từng thấy ở ngư long hay thằn lằn cá (Ichthyosaur).

Với chiều dài cơ thể chỉ đạt 30 cm, C. lenticarpus được biết đến là loài Ichthyosaur nhỏ nhất từng tồn tại trên Trái đất. Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 8/5, các nhà cổ sinh vật học mô tả chúng có hình dạng như được lai tạo giữa hải cẩu và nòng nọc (đã mọc đủ 4 chân), thay vì hình dạng cá heo mõm dài như hầu hết họ hàng.


Hình vẽ mô phỏng loài thằn lằn cá Cartorhynchus lenticarpus. (Ảnh: Stefano Broccoli).

Loài thằn lằn cá tí hon này có phần đầu giống hải cẩu với một chiếc mõm ngắn bất thường. Các phân tích CT scan hóa thạch còn cho thấy chúng sở hữu những chiếc răng tròn và nhẵn như đá cuội, có lẽ được sử dụng để nghiền nát động vật hai mảnh vỏ như ngao, sò và ốc. Điều này giúp làm sáng tỏ vai trò của những loài Ichthyosaur đầu tiên trong hệ sinh thái biển kỷ Tam Điệp, cách đây 251 - 200 triệu năm.


Những chiếc răng như đá cuội của C. lenticarpus. (Ảnh: Ryosuke Motani et al).

"Chúng ta vẫn chưa biết chính xác về nguồn gốc của thằn lằn cá. Chúng là động vật bò sát liên quan đến nhóm thằn lằn chúa, có nghĩa là có quan hệ họ hàng với cá sấu, khủng long và chim nhiều hơn với thằn lằn và rắn", trưởng nhóm nghiên cứu Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học và phụ trách sinh học tiến hóa tại Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ cho hay. "Bằng cách nghiên cứu hàm răng độc đáo của loài Ichthyosaur cổ xưa này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách chúng sống và tiến hóa".

C. lenticarpus được cho là sống ở vùng nước nông ven bờ, nơi chúng dễ dàng tìm kiếm động vật không xương sống làm thức ăn. Khớp cổ chân linh hoạt còn cho phép chúng rời khỏi mặt nước và di chuyển trên đất liền, dù khá khó khăn như hải cẩu ngày nay.


Hóa thạch duy nhất của C. lenticarpus được phát hiện tại Trung Quốc. (Ảnh: Ryosuke Motani).

Đến nay mới chỉ có một hóa thạch của loài C. lenticarpus được tìm thấy và phục hồi. Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, Rieppel muốn khai quật thêm nhiều hóa thạch hơn nữa để làm sáng tỏ nguồn gốc tiến hóa của chi bò sát biển Ichthyosaur.

Cập nhật: 11/05/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video