7 chứng bệnh trong quá trình mang thai

Hầu hết các trường hợp mang thai đều có kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, sẽ không thừa khi hiểu thêm về các nguy cơ có thể gặp trong quá trình thai nghén. Dưới đây là 7 chứng bệnh thường gặp nhất, xếp theo mức độ từ thường xuyên đến ít gặp nhất.

Sẩy thai

Sẩy thai là tình trạng hỏng thai trong 20 tuần đầu mang thai. Khoảng 15-20% thai phụ rơi vào tình huống này và hơn 80% trường hợp sẩy thai trước khi thai được 12 tuần tuổi.

Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ được cho là có sự dị thường về nhiễm sắc thể ở trong phôi.

Dấu hiệu sẩy thai thường là có vết máu. Vậy nên hãy gọi cho y tế ngay nếu phát hiện thấy dấu vết của máu ở đáy quần lót. Khi đó, bạn sẽ được siêu âm và xét nghiệm máu để xem chính xác điều gì đang diễn ra.

Chuyển dạ và sinh non

Khi bắt đầu xuất hiện các cơn gò và khiến cổ tử cung bắt đầu mở (giãn nở) hoặc thành cổ tử cung mỏng đi trước khi thai được 37 tuần tuổi thì bị coi là sinh non. Khoảng 12% trẻ Mỹ bị sinh non. Sinh non có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, thậm chí là đe dọa cả sự sống của trẻ nếu bé chào đời quá sớm so với dự kiến.

Thiểu ối

Nước ối có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển. Khi có quá ít nước ối thì sẽ gọi là thiểu ối. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 8% thai phụ bị chứng này ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ được theo dõi đặc biệt để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu gần đến ngày sinh, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cứu bé.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn phức hợp, ảnh hưởng 3-8% thai phụ. Bệnh thường được chẩn đoán sau khi thai được 20 tuần tuổi với 2 biểu hiện chính: huyết áp tăng và protein trong nước tiểu tăng. Hầu hết các thai phụ bị chứng tiền sản giật sinh con bình thường nhưng trẻ cần được chăm sóc đặt biệt hơn.

Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng thì có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đa phần những trường hợp này sẽ sinh sớm hơn dự kiến.

Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 5% thai phụ mắc chứng này. Tuy nhiên, không nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường thông thường, nó chỉ xuất hiện trong giai đoạn từ tuần thứ 24-28 với biểu hiện đường huyết tăng.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ. Mức đường huyết sẽ nhanh chóng ổn định với chế độ ăn và luyện tập phù hợp. Trẻ sinh ra cũng hoàn toàn khỏe mạnh.

Ngược lại, nó sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thai nhi. Các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường dễ mắc tiểu đường tuyp 2 sau này (25-50%) nhưng nguy cơ sẽ giảm thiểu nếu duy trì được cân nặng chuẩn và có lối sống lành mạnh.

Chửa ngoài dạ con

Trứng đã được thụ tinh “đậu” ở vị trí nằm ngoài tử cung sẽ bị gọi là chửa ngoài dạ con. Trứng có thể “ở lại” ngay trên vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, bụng hay vết sẹo mổ cũ. Không có cách nào để cấy phôi đi lạc này trở lại tử cung vì thế chỉ có cách duy nhất là chấm dứt thai kỳ.

Điều quan trọng là chẩn đoán sớm bởi nếu phôi phát triển nó có thể gây vỡ vòi trứng. Cứ 50 thai phụ có 1 người bị chứng này.

Rau tiền đạo

Rau tiền đạo là tình trạng rau bám thấp trong tử cung, thường ở gần vùng eo tử cung, che lấp một phần hay toàn bộ cổ tử cung, gây cản trở đường ra của thai khi chuyển dạ. Cứ 200 thai phụ có 1 người bị rau tiền đạo.

Nó có thể gây chảy máu, dẫn tới chuyển dạ sớm hay biến chứng khác. Vị trí của rau tiền đạo sẽ được kiểm tra trong quá trình siêu âm và nếu đúng bị rau tiền đạo thì sẽ được chỉ định sinh mổ.

Thu Trang - Dân Trí (Theo BC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video