Băng trên dãy núi Alps có thể tan biến vào năm 2100

Đến cuối thế kỷ này nếu nhiệt độ không khí vào mùa hè tăng thêm 30C, băng phủ trên dãy núi Alps - lớn nhất châu Âu chạy qua 7 nước gồm Áo, Slovenia, Italia, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Đức và Pháp - có thể mất đi 80% diện tích và sẽ tan chảy gần hết nếu nhiệt độ tăng thêm 50C.


Đoạn núi Alps đi qua lãnh thổ Italia (Ảnh: solarspace.co.uk)

Dự báo này dựa trên những nghiên cứu dự đoán nhiệt độ Trái đất của Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu rằng nhiệt độ mùa hè tăng thêm 1-50C là có thể xảy ra.

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu băng ở Đại học Zurich (Thụy Sĩ), nếu khí hậu biến đổi làm nhiệt độ tăng thêm hơn 30C, chỉ những sông băng lớn nhất như Great Aletsch ở Thụy Sĩ và băng trên những đỉnh núi cao nhất mới có thể “sống sót” qua thế kỷ 22.

Băng đóng trên núi được các nhà khoa học quan sát chặt chẽ như một trong những dấu hiệu tự nhiên của quá trình thay đổi khí hậu. Vài năm gần đây, khi tác động của hiện tượng Trái đất ấm dần lên ngày một rõ rệt, diện tích băng thu hẹp với tốc độ đáng báo động. Kể từ những năm 1970, châu Âu đã mất khoảng 50% diện tích băng có từ năm 1850. Riêng năm 2003, 5-10% diện tích băng còn lại cũng đã “bốc hơi”.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu khí hậu khi nhiệt độ mùa hè tăng thêm 10C, lượng mưa phải tăng thêm tương ứng 25% để bù đắp cho lượng băng biến mất.

TIỂU MI

Theo Live Science, Mongabay, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video