Một phát hiện gây chấn động cộng đồng khảo cổ Trung Quốc làm thay đổi cả lịch sử ngành trồng dâu nuôi tằm.
Thạch Gia Trang, còn gọi tắt là "Thạch", trước đây có tên gọi là Thạch Môn, là thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đây cũng được coi là một trong những thành phố trung tâm quan trọng ở vùng Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc theo Quốc vụ viện nước này phê duyệt.
Khu vực Thạch Gia Trang nằm ở vùng đồng bằng, nơi có sông Hô Đà (Hutuo) chảy qua. Do đất đai màu mỡ, dễ canh tác nên nơi đây đã hình thành những khu định cư nguyên thủy của con người. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bản thân trong khu Thạch Gia Trang có những di chỉ văn hóa cổ đại của con người. Theo kể lại,vào năm 1954, khu vực Nam Dương trang thuộc quận Chính Định (Zhengding) đã "nghênh đón" một vị khách, đó là Lí Chí Siêu (Li Zhichao), một nhân viên của Viện bảo tang văn hóa quận. Khi đó, anh đi ngang qua khu Nam Dương trang, thấy trong làng có một gò đất lớn được người trong làng đặt tên là "Ngọa long cương", liền nhặt một số mảnh gốm mang về đơn vị.
Sở văn hóa sau khi nghiên cứu không thấy có điều gì đặc biệt về những mảnh gốm này, nên cũng không tiến hành khai thác ở đây. Cho tới năm 1976, khi các cuộc khảo sát di tích văn hóa được tiến hành trên khắp cả nước, người ta lại một lần nữa nghĩ đến vùng đất này. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Ngọa long cương chỉ còn bằng một phần ba kích thước ban đầu sau khi con người phá hủy và khai khẩn đất hoang.
Bởi vì có những dấu tích của các mảnh gốm, mọi người đều ý thức được rằng nơi đây rất có thể còn sót lại những di chỉ cổ của con người ở đây. Vì vậy, trong hai năm 1980 và 1981, những người làm công tác di tích văn hóa đã tiến hành hai cuộc khai quật khảo cổ học quy mô lớn và phát quang gò đất.
Ảnh cũ về di chỉ Nam Dương trang.
Sau quá trình khai quật cẩn thận và kiên nhẫn, 5 lò gốm và hơn 100 đồ gốm được bảo quản tương đối tốt đã được khai quật tại đây. Trong đám đất đá, nhân viên khảo cổ cũng đào được một vật nhỏ bằng gốm màu vàng xám chỉ dài hai cm. Vào thời điểm đó, mọi người không quan tâm nhiều đến nó. Đợi tới khi công việc thu dọn xong xuôi, đoàn khảo cổ mới có thời gian xem xét và nhận thấy cổ vật văn hóa nhỏ này rất giống nhộng tằm.
Ngay sau đó, cổ vật kỳ lại này đã được gửi đến Viện Động vật học, Viện Khoa học Trung Quốc để xác định. Cuối cùng, các chuyên gia xác định rằng vật thể bằng gốm nhỏ này là một con nhộng tằm được làm từ gốm. Niên đại của hiện vật nhỏ này được khoa học xác định là khoảng 5400 năm trước.
Ít nhất 5.400 năm trước, tổ tiên cổ đại đã bắt đầu nuôi trồng dâu nhân tạo.
Hiện vật này cung cấp cơ sở vật chất cho những cư dân nguyên thủy sống ở Trung Quốc làm nghề trồng dâu nuôi tằm thời cổ đại. Các chuyên gia cũng đã tìm hiểu và được biết bóng dáng của nghề trồng dâu nuôi tằm xuất hiện từ trong cuốn sách cổ "Hạ Tiểu Chính". Trong truyền thuyết cổ xưa, vợ của hoàng đế Công Tôn Yên Viên là Luy Tổ (Lei Zu) – còn được gọi là Tây Lăng Thị là người phát minh ra nghề trồng dâu nuôi tằm, với điển tích Luy Tổ thủy tằm.
Việc khai quật được hiện vật nhỏ này đã trực tiếp làm thay đổi lịch sử của nghề trồng dâu nuôi tằm ở Trung Quốc, cho thấy rằng ít nhất 5.400 năm trước, tổ tiên cổ đại đã bắt đầu nuôi trồng dâu nhân tạo. Có thể nói đây là một phát hiện gây chấn động cộng đồng khảo cổ Trung Quốc.
Sông Hô Đà ngày nay.
Ngoài ra, tàn tích của những ngôi nhà nguyên thủy, kê, cối xay đá và bếp lò đã được đào bới lên từ dưới đất. Những di tích văn hóa này đều phản ánh rõ hơn về điều kiện sinh sống và sản xuất nông nghiệp của tổ tiên, đồng thời giúp mọi người hiểu thêm về lịch sử và sự tích văn hóa của Thạch Gia Trang cách đây hơn 5400 năm.
Trên thực tế, khu vực thành phố Thạch Gia Trang không phải không có lịch sử và văn hóa như nhiều người vẫn tưởng tượng, thực tế nhiều thứ đòi hỏi người dân phải khai quật, tìm hiểu văn hóa và công khai.
Con người thời đó đã biết xây nhà và chôn xác hạ táng. Khi đó, người ta đã bắt đầu trồng kê với quy mô lớn, công nghệ chế biến thực phẩm cũng tương đối thuần thục. Trên thực tế, khu vực thành phố Thạch Gia Trang không phải không có lịch sử và văn hóa như nhiều người vẫn tưởng tượng, thực tế nhiều thứ đòi hỏi người dân phải khai quật, tìm hiểu văn hóa và công khai.