Bí ẩn dòng sông sâu nhất thế giới

Sông Congo chảy qua 10 nước, “cõng” 40 nhà máy thủy điện và đổ qua khu rừng lớn thứ 2 thế giới.

Sông Congo - dòng sông sâu nhất thế giới

Lượng nước khổng lồ

Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 – 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700km, là một trong những con sông có lưu vực và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Mỗi giây có tới hơn 35.000m3 nước đổ ra Đại Tây Dương, tương đương lượng nước của hơn 13 bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Dòng sông sâu đến nỗi không có con số đo đạc chính xác. Đây là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở châu Phi. Các nhà khoa học tính toán rằng toàn bộ lưu vực sông Congo chiếm 30% tiềm năng thủy điện trên thế giới. Tiềm năng này có thể cung cấp đủ lượng điện cho tất cả những khu vực hạ Sahara.

Có 2 dòng sông Congo

Vùng thượng nguồn sông có chiều dài 4.023km, cấu thành một trong những dòng sông lười nhất thế giới, mềm mại chảy qua Trung Phi. Dòng chảy của sông rất ổn định. Do sông dài nên luôn có mùa mưa quanh năm ở bất cứ vùng nào dọc lưu vực sông. Sông chảy qua tổng cộng 10 nước. Congo còn đổ qua một khu rừng nhiệt đới rất lớn, đây là khu rừng lớn nhất châu Phi và lớn thứ 2 thế giới chỉ sau rừng Amazon.


Sông Congo là con sông sâu nhất thế giới, có những đoạn sâu 228m.

2 thủ đô gần nhau

Cho tới nửa triệu năm trước đây, sông Congo đổ ra một hồ lớn cách đại dương 362km. Hai bên bờ sông là thủ đô Kinshasa và Brazzaville của 2 nước chia cắt bởi dòng sông. Đây là 2 thủ đô gần nhau nhất trên thế giới, không tính Rome và Vatican. Từ khúc này, sông Congo chảy với tốc độ rất nhanh về phía biển.

Không có đồng bằng

Hầu hết các dòng sông trên thế giới đều tạo ra những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Tuy nhiên, sông Congo đổ ra Đại Tây Dương qua một kênh hẹp, có những đoạn sâu hơn 228m. Con sông này còn được biết đến với một hẻm núi dài 120km được mệnh danh là “Cánh cửa địa ngục”. Những khúc ghềnh cheo leo khó đoán khiến cả những tay chèo lão luyện nhất cũng khó lòng di chuyển được. Dòng chảy của sông còn tạo nên những con thác kỳ vĩ. Dọc sông có tới 40 nhà máy thủy điện hoạt động, trong đó lớn nhất là đập thủy điện thác Inga.


Sông có hệ sinh vật vô cùng độc đáo.

Dòng chảy nhanh có thể làm tăng tốc độ tiến hóa

Các nhà sinh học thích vùng hạ lưu sông Congo. Đây là nơi đầu tiên họ tìm thấy những cộng đồng sinh vật được chia cắt không phải bởi núi hay đại dương, mà bởi những dòng chảy của sông. Ở đoạn này, sông rộng chưa tới 1,6km, có những loài cá hoàn toàn mới đang phát triển. Đây là nơi có những loài sinh vật độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên trái đất.

Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video