Bộ răng khoẻ mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại

Động vật nhai lại như bò đã phát triển một cách tiêu hóa thức ăn khác thường.

Chúng ăn thực vật, nhai thô và sau đó nuốt phần hỗn hợp nhai dở trước khi nôn ra nhiều lần và tiếp tục nhai. Theo các nhà khoa học, hành vi này mang lại lợi thế rõ ràng.

Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Gottingen (Đức) đã chỉ ra rằng, thức ăn nhão được nôn ra chứa ít sạn, cát và bụi cứng hơn nhiều so với thực phẩm mà loài vật này ăn lần đầu.


Mão răng của động vật nhai lại ít rõ rệt hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác.

Quá trình này cũng bảo vệ răng không bị mài mòn trong quá trình ăn nhai. Điều này có thể giải thích tại sao mão răng của động vật nhai lại ít rõ rệt hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).

Các nhà nghiên cứu đã cho 4 con bò ăn cỏ trộn với cát trong vài ngày. Sau đó, nhóm nghiên cứu thu thập mẫu thức ăn thừa và phân. Họ đo hàm lượng silicat của từng mẫu. Các hợp chất từ cát và cỏ đặc biệt mài mòn răng vì độ cứng của chúng. Phân chứa lượng silicat tương đương với thức ăn cỏ trộn với cát. Trong khi đó, thức ăn được bò nôn ra chứa ít hơn đáng kể.

Lời giải thích duy nhất là silicat phải ở lại trong dạ dày, hay chính xác hơn là trong “dạ cỏ”. Dạ cỏ là khoang dạ dày lớn nhất ở động vật nhai lại. Đồng thời, là nơi thức ăn được vi sinh vật lên men và phân giải.

Quá trình nhai tốn nhiều công sức này một phần được thực hiện trên bã thức ăn đã được “rửa sạch” trong dạ cỏ. Do đó, răng của động vật nhai lại ít bị mòn hơn răng của ngựa. Đối với các nhà nghiên cứu, quan sát này có ý nghĩa vì động vật nhai lại có thân răng tương đối thấp.

Phương pháp tiêu hóa này có nghĩa là răng vẫn hoạt động lâu hơn. Điều đó giải thích hình dạng đặc biệt của răng ở động vật nhai lại: Không có áp lực tiến hóa nào để tạo ra nhiều vật liệu răng hơn.

Giáo sư Jurgen Hummel - Nhóm Dinh dưỡng Động vật nhai lại của Trường Đại học Gottingen cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi giải thích một khía cạnh cơ bản nhưng ít được nghiên cứu về quá trình nghiền thức ăn ở động vật ăn cỏ lớn. Từ đó, góp phần hiểu biết về chức năng và sự tiến hóa của răng”.

Ngoài việc hiểu được sinh lý học của quá trình tiêu hóa, kết quả còn thú vị đối với cổ sinh vật học. Cụ thể, răng được bảo quản tốt dưới dạng hóa thạch và thường cung cấp manh mối quan trọng nhất trong việc tái tạo lại động vật ăn cỏ sơ khai và môi trường của chúng.

Cập nhật: 17/05/2023 GDTĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video