Nhiều quan sát đã chứng tỏ rằng cá sấu và một số loài cùng họ của chúng thực sự có nước mắt, nhất là khi chúng đang xâu xé con mồi. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự tìm ra được nguyên nhân giải thích hiện tượng này.
Những giai thoại cổ về những chú cá sấu “biết khóc” đã hình thành nên câu “nước mắt cá sấu” nhằm miêu tả một ai đó đang khóc một cách giả tạo. Nhưng theo Kent Vliet, một thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Florida, chắc chắn cá sấu hay họ hàng của loài này không thể trải qua những cảm xúc vui buồn như con người được!
Nước mắt cá sấu có thể đóng vai trò giống như nước miếng ở con người, giúp tiêu hóa thức ăn... (Ảnh: Wallpaperbase) |
Những giọt nước mắt này có thể đóng vai trò tương tự nước miếng ở con người, giúp chúng tiêu hóa thức ăn, Vliet nói thêm. Tuyến “nước mắt” (lacrimal hoặc tear), các tuyến của loài cá sấu được nối trực tiếp với xoang và có ý kiến cho rằng những giọt nước mắt đó chảy vào xoang và chảy xuống cổ họng của loài cá sấu.
Vliet cho biết thêm rằng “Trước đây người ta đã cho rằng những giọt nước mắt đó có chức năng bôi trơn thức ăn giúp cá sấu nuốt vào được dễ dàng, và hành động nhỏ nước mắt mà chúng ta nhìn thấy chỉ là do lượng nước mắt sản sinh ra quá nhiều, gây hiện tượng trào ra.”
Một khả năng khác nữa cũng có thể xảy ra đó: nước mắt là kết quả của sự rít lên và hít thở khi ăn của loài cá sấu. Luồng không khí bị đẩy qua xoang đẩy những giọt nước mắt ra khỏi mí mắt tạo nên hiện tượng mà chúng ta nhìn thấy, Vliet cho biết.
Bùi Thành