Các bác sĩ cảnh báo "xì hơi" có thể phát tán virus corona, chuyên gia y tế nói gì?

Đầu tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhân dân của trường đại học Vũ Hán và Viện virus học Vũ Hán đã phát hiện virus corona trong phân và chất bài tiết trực tràng của bệnh nhân. Như vậy, với việc ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, virus corona còn có khả năng truyền nhiễm qua đường phân nhất định.

Cách đây 17 năm, một cái "xì hơi" chứa đầy virus của một bệnh nhân SARS bị tiêu chảy được chứng minh là có liên quan đến hàng trăm trường hợp nhiễm bệnh ở khu Amoy Gardens tại Hong Kong.

Chính vì vậy, mọi người bắt đầu băn khoăn liệu việc "xì hơi" của người nhiễm bệnh có phát tán virus corona hay không?


"Xì hơi" không hoàn toàn vô tội!

Câu hỏi này được đưa ra cho Tiến sĩ Norman Swan, một bác sĩ người Úc trong một chương trình của đài ABC. Theo đó, ông nói rằng "xì hơi" không hoàn toàn vô tội! Swan nói: "Để tránh khả năng truyền và nhiễm bệnh thông qua đường phân, theo tôi, mọi người nên tuân thủ việc "xì hơi" cách xa người khác và không làm việc đó khi không mặc quần".

Đầu tháng 4, Tiến sĩ Swan từng cảnh báo rằng virus corona cũng có thể lây lan qua mồ hôi và khuyến khích mọi người giữ khoảng cách ở khu vực tập trung đông người tập thể dục.

Tiếp đến, Andy Tagg, một bác sĩ người Úc khác cũng tuyên bố virus corona có thể lây truyền qua "xì hơi". Ông đưa ra cảnh báo trên sau khi phân tích một loạt xét nghiệm từ bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Vị bác sĩ trích dẫn các xét nghiệm cho thấy virus corona có trong phân của 55% bệnh nhân. Hơn nữa, chuyên gia y tế từng cảnh báo luồng khí phát ra từ việc "xì hơi" chứa những hạt nhỏ của phân và có thể lây lan vi khuẩn. Dù vậy, ông nói rằng vẫn cần thêm nhiều bằng chứng về tuyên bố của mình.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế không hoàn toàn chắc chắn về điều này. Họ nói rằng nguy cơ nhiễm Covid-19 qua hình thức trên là khá nhỏ và bệnh này chủ yếu lây truyền thông qua giọt bắn từ việc ho và hắt hơi hay khi bắt tay nhau rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Bác sĩ đa khoa Sarah Jarvis chia sẻ với The Sun: "Khả năng một người nhiễm virus corona vì đứng gần một người bệnh "xì hơi" là khá nhỏ. Thay vào đó, bạn có thể bị bệnh nếu tiếp xúc gần với giọt bắn của người bệnh khi họ ho hay hắt hơi. Mọi người nên giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt là khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng bởi virus corona đã được tìm thấy trong phân của người nhiễm bệnh".

Năm 2001, bác sĩ người Úc, Karl Kruszelnicki và nhà vi trùng học, Luke Tennent đã thực hiện một thí nghiệm để xem liệu "xì hơi" có thể truyền bệnh hay không.


Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc khẳng định "xì hơi" không có khả năng truyền virus corona.

Bác sĩ Tennent yêu cầu một đồng nghiệp "xì hơi" vào hai đĩa thí nghiệm thủy tinh từ khoảng cách 5 cm. Lần đầu là khi mặc quần và lần thứ hai là không có quần. Kết quả là ông phát hiện rằng đĩa đầu tiên ‘sạch’ trong khi đĩa thứ hai xuất hiện vi khuẩn qua đêm nhưng chúng không gây hại. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng chủ nhân của hai cú ‘xì hơi’ trên hoàn toàn khỏe mạnh.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc nói rằng vải quần là lớp lá chắn hiệu quả chống lại khí thải có thể chứa virus corona và khẳng định "xì hơi" không có khả năng truyền virus corona nếu người đó mặc quần đầy đủ.

Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland (Úc) đang phát triển thử nghiệm để tìm ra dấu vết của căn bệnh trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý với hy vọng sẽ xác định được khu vực có thể có Covid-19 và thậm chí là số người nhiễm bệnh. Kết quả là họ đã phát hiện thành công virus gây bệnh trong nước thải của hai nhà máy ở phía đông nam Queensland. Giáo sư Kevin Thomas cho biết đây là một bước tiến lớn cho phép giám sát sự lây lan của virus giữa các cộng đồng ở Úc.

Cập nhật: 28/04/2020 Theo cafebiz
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video