Các nhà khoa học cảnh báo các bào tử bệnh than cổ có thể bị thổi bay lên bầu trời bởi một “quả bom methane đông lạnh”.
Các bệnh cũ khác như đậu mùa và cúm Tây Ban Nha cũng có thể bị đánh thức trong nhiệt độ ấm lên.
Bằng chứng là các thành phố được xây dựng trên băng vĩnh cửu ở Nga hiện đang chứng kiến nhiệt độ tăng có thể phá hủy cơ sở hạ tầng của họ và dẫn đến ngộ độc bệnh than.
Ở một số vùng của Nga, bệnh than được gọi là bệnh dịch hạch Siberia. Vi khuẩn bệnh than, có thể xuất hiện tự nhiên trong đất, đã giết chết gia súc và người dân ở đó hàng trăm năm trước.
Bệnh than và nhiều bệnh cổ khác có thể sớm quay trở lại tàn phá Trái Đất.
Một sự kiện ngộ độc bệnh than xảy ra 70 năm trước ở vùng Artic của Yamal ở Nga, đã được liên kết với nhiệt độ tang lên toàn cầu. Sự cố này dẫn đến cái chết của khoảng 2.000 con tuần lộc và 96 người phải nhập viện. Một cậu bé 12 tuổi cũng chết vào thời điểm đó vì ăn một số thịt nai bị nhiễm bệnh than.
Bệnh than là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến da và phổi của cừu và gia súc. Nó có thể truyền sang người và dẫn đến loét da nghiêm trọng hoặc một loại viêm phổi.
Để xử lý căn bệnh đáng sợ này, những "ngôi mộ gia súc" cổ đại được đào sâu vào băng vĩnh cửu. Tuy nhiên cũng chính vì như vậy, khi băng vĩnh cửu tan ra thì nó có thể giải phóng khu vực mang vi khuẩn gây chết người đến các khu vực mới.
Vị trí của những ngôi mộ gia súc này được giữ bí mật nhưng các chuyên gia đang kêu gọi sự lây lan vi khuẩn tiềm tàng từ những vị trí mộ này đến quần thể người và gia súc cần được theo dõi chặt chẽ.
Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng các căn bệnh này có thể lây lan khắp thế giới do các miệng hố trong vùng băng vĩnh cửu của người Serbia được gọi là "bom methane" đông lạnh có thể phun trào nếu chúng tan băng.
Nhà sinh vật học Boris Kershengolts nhận định: "Nếu khu vực phát thải này trùng với khu vực chôn cất động vật hoặc con người chết vì bệnh trong các thế kỷ trước, những bào tử và mầm bệnh này có thể lan rộng ra một khu vực rộng lớn. Thảm họa có thể vượt quá vụ nổ Chernobyl”.