Các nhà khoa học tạo ra bong bóng siêu bền, không vỡ suốt 465 ngày

Nhờ thêm glycerol và hạt nhựa, các nhà khoa học tạo ra bong bóng siêu bền có tiềm năng ứng dụng trong ngành thuốc và thực phẩm.

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Physical Review Fluids hôm 18/1, nhóm nhà vật lý tại Đại học Lille, Pháp, trình bày cách khiến cho một bong bóng, vốn mỏng manh và dễ vỡ, tồn tại trong thời gian dài kỷ lục - 465 ngày.


Bong bóng của nhóm nghiên cứu tại Đại học Lille có khả năng tồn tại hơn một năm. (Ảnh: Physical Review Fluids)

Theo nhóm nghiên cứu, bong bóng xà phòng thông thường chỉ tồn tại trong khoảnh khắc do sự thoát nước bởi trọng lực hoặc sự bay hơi của chất lỏng bên trong quả cầu. Tuy nhiên, khi họ tạo bong bóng với nồng độ glycerol cao, hợp chất này đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn bong bóng vỡ sớm. Glycerol là hợp chất được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thực phẩm và thuốc.

Tuổi thọ kéo dài của bong bóng glycerol - nước bắt nguồn từ tác dụng làm ổn định của glycerol. Glycerol có áp lực hóa học mạnh với nước và có thể hút nước từ không khí. Nhóm nghiên cứu cho rằng sự hấp thụ nước này đã bù đắp cho việc bay hơi. Ngoài ra, việc phủ thêm các hạt nhựa tí hon cũng giúp ngăn nước thoát khỏi vỏ bong bóng.

Nghiên cứu mới có thể dẫn đến một số ứng dụng thiết thực, theo Leif Ristroph, giáo sư toán học tại Đại học New York. Ristroph chuyên nghiên cứu về động lực học chất lưu và cũng từng tìm hiểu về bong bóng. Ông cho biết, các nhà nghiên cứu về thuốc và sản phẩm tiêu dùng luôn muốn biết thêm về những cách chống bay hơi.

"Tôi hình dung rằng việc ngăn chặn sự bay hơi có thể mang lại nhiều ứng dụng thực tế. Có một ví dụ ngay trước mắt chúng ta theo đúng nghĩa đen: Màng nước mắt bao phủ bề mặt mắt cực kỳ mỏng và sẽ nhanh chóng biến mất nếu không nhờ các phân tử lớn gọi là lipid", Ristroph nói.

"Có thể tôi đang mơ mộng, nhưng tôi cho rằng có thể hữu ích nếu 'bọc bảo vệ' các giọt tí hon trong bình xịt, giúp chúng tồn tại lâu hơn trong không khí. Ví dụ, một số loại thuốc được sử dụng bằng cách xịt ra và để người dùng hít vào", ông bổ sung.

Cập nhật: 25/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video