Các tế bào thân trong tủy xương có thể trị được bệnh mắt

Theo các nhà nghiên cứu Trường Đại Học Cincinnati, tế bào thân trong tủy xương ở người lớn có thể giúp chữa trị những căn bệnh di truyền về mắt.

Các khoa học gia vừa hoàn tất cuộc nghiên cứu, sử dụng những chú chuột để cho thấy tế bào thân trong tủy xương có thể chuyển vai trò và sản sinh keratocan (chất sừng), một loại protein tự nhiên có liên quan đến sự phát triển của giác mạc - lớp ngoài cùng trong suốt của cầu mắt.

Khả năng của tế bào tủy có thể phân biệt với tế bào do keratocan sản sinh ra có thể cung cấp phương pháp điều trị sự phát triển bất bình thường tế bào giác mạc ở người.

Tiến Sĩ Winston Whei-Yanh Kao, Giáo Sư khoa mắt, và Tiến Sĩ Hongshan Liu, nhà nghiên cứu khoa học thuộc khoa mắt, đã trình bày những phát minh của mình tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội nghiên cứu Mắt và Thị lực được tổ chức ở Ft. Lauderdale, Fla., ngày 9 và 10 tháng 5.

Trong phòng thí nghiệm, các nghiên cứu gia đã cố tình tạo ra các bất thường của giác mạc giống như những sự đột biến gien của mắt, sau đó tiêm tế bào thân lấy từ tủy xương vào các giác mạc để xem liệu chúng có thay đổi các đột biến không.

Cuộc nghiên cứu cho thấy chỉ sau 1 tuần, các giác mạc bất thường của những con vật làm mẫu thí nghiệm được tiêm tế bào thân tủy xương bắt đầu thay đổi hình thù và lành hẳn.”Chúng tôi đã phát hiện rằng tế bào thân tủy xương có thể góp phần vào việc hình thành các mô liên kết, ông Kao nói.” Nếu chúng tôi thay đổi chức năng tế bào thân tủy xương không thuộc giác mạc bằng cách đưa chúng vào giác mạc của người, thì chúng tôi có thể phục hồi lại sự mất độ sắc nét của thị lực do các đột biến gây ra.”

Kao và các cộng sự của ông giờ đây đang lên 1 kế hoặch thử nghiệm lâm sàng, Kao nói, nếu cuộc thử nghiệm thành công thì quá trình này có thể giúp tránh khỏi bệnh mù mắt cho những thế hệ trong tương lai, những người phải chịu những căn bệnh về giác mạc có tính di truyền này.

Ông nói thêm rằng việc cấy ghép giác mạc đã đạt ở một mức độ thành công nào đó, tuy nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ được vấn đề. “Khi những tế bào được cấy vào này biến mất sau 1 vài năm, thì căn bệnh về giác mạc này lại thường tái xuất hiện,” ông nói, “Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể đặt tế bào thân tủy xương vào bên trong giác mạc, chúng sẽ phục hồi lại chức năng đã mất của gien bị đột biến, và biết đâu các tế bào thân có thể tự bản thân chúng cải tân và duy trì phương pháp trị liệu hiệu quả này lâu hơn nữa, nếu không muốn nói là mãi mãi.”

Danh Phương

Theo Bionity, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video