Cách nhận biết và phòng ngừa cúm gia cầm trên người

Bệnh nhân bị cúm do H5N1 cũng có những biểu hiện cơ bản giống các loại cúm khác. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến rất nhanh với bệnh cảnh viêm phổi nặng, có thể dẫn tới suy đa phủ tạng và tử vong.

Các triệu chứng của bệnh cúm nói chung: sốt,

 

Để phòng cúm, nên hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi vào vùng dịch.

mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu, đau các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, miệng đắng buồn nôn... Sau đó, nhiệt độ giảm dần, có thể hạ nhanh xuống bình thường rồi vọt lên một ngày, gọi là nhiệt độ dạng V cúm. Các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5-7 ngày. Nhiều bệnh nhân không sốt, chỉ hắt hơi, sổ mũi, ho. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch thần kinh.

Cúm A type H5N1 cũng có các biểu hiện kể trên, nhưng thường nặng và diễn tiến rất nhanh. Bệnh nhân ho khan, đau ngực, khó thở, tím tái do viêm phổi. Người bệnh có thể sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng và tử vong. Tuy nhiên, gần đây một số người nhiễm cúm A có triệu chứng nhẹ, không điển hình. Vì vậy, cần đi khám khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau nhức cơ, đau họng...

4 biện pháp phòng tránh cúm gia cầm

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng 2-3 lần/ngày. Vệ sinh ăn uống bằng cách không sử dụng các loại thịt từ gia cầm đã mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ, gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập. Tuy nhiên, khi không có điều kiện thì vẫn có thể thay thế bằng các trang bị đơn giản khác.

Thường xuyên vệ sinh môi trường: tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình. Sau khi ra khỏi khu vực đang xảy ra dịch, nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ (cho ngay vào túi nylon, buộc kín lại, ngâm vào dung dịch tẩy trùng và đưa về cơ sở y tế để tiêu huỷ).

Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm H5N1 cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút, sau đó giặt sạch và phơi khô.

Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục thể thao.

Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện của bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho...

Các thuốc kháng virus cúm hiện có là amantadin, rimantadin (là 2 thuốc cũ, đã bị kháng nhiều), Tamiflu và Relenza. Trong đó, Tamiflu là loại thuốc chống virus có hiệu quả cao trong điều trị cúm A. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy hiệu quả nếu được dùng sớm trong vài ngày đầu sau khi nhiễm H5N1. Việc dùng thuốc này cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Bộ Y Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video