Cảnh báo bùng nổ rác thải điện tử do AI tạo ra

Nghiên cứu mới cho thấy lượng rác thải điện tử do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra có thể tăng gấp 2.000 lần vào năm 2030, lên đến 5 triệu tấn.

Bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài năm qua đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, con người cũng đang đứng trước một mối lo ngại lớn song vẫn chưa được chú ý đúng mực: chúng ta sẽ làm gì với lượng rác thải điện tử khổng lồ mà chúng ta đã tạo ra?

"Rác thải điện tử do AI tạo sinh tạo ra, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), có thể tăng đáng kể và có khả năng lên đến 2,5 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 nếu không có biện pháp giảm thiểu rác thải nào được thực hiện", ông Asaf Tzachor, nhà nghiên cứu khí hậu và tính bền vững tại Đại học Reichmen (Israel), cho biết.


Rác thải điện tử do AI tạo ra có thể nhiều hơn gấp 2.000 lần vào năm 2030 - (Ảnh: REUTERS).

Nhóm nghiên cứu của ông Tzachor phát hiện lượng rác thải điện tử từ các máy chủ AI có thể lên đến 5 triệu tấn vào cuối thập kỷ này, gấp khoảng 2.000 lần lượng rác thải do AI thải ra vào năm 2023, theo trang IFLScience ngày 14-11.

Liên Hiệp Quốc coi tất cả các loại rác thải điện tử nói chung là một vấn đề lớn khi cho biết: "62 triệu tấn rác thải điện tử thải ra trong năm 2022 có thể được lấp đầy trên 1,55 triệu xe tải 40 tấn, tức là đủ số xe tải xếp hàng dài nối đuôi nhau quanh đường xích đạo".

Giải quyết vấn đề rác thải điện tử mang lại nhiều lợi ích. Trước hết là ngăn hàng triệu người, bao gồm trẻ em, tử vong vì tiếp xúc với hóa chất độc hại và ô nhiễm từ rác thải điện tử. Đồng thời rác thải điện tử cũng là nguồn tài nguyên và khoáng chất đáng giá cần tái chế.

"Một tấn iPhone chứa nhiều vàng và bạc hơn một tấn quặng từ một mỏ vàng hay bạc", bà Lisa McLean, thành viên của nhóm nghiên cứu Circular Australia, cho biết.

Theo nghiên cứu, việc áp dụng các chiến lược kinh tế tuần hoàn giảm 16% lượng rác thải điện tử và trong kịch bản tốt nhất con số này có thể lên đến 86%. Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Nghiên cứu cho thấy rõ bản chất của cuộc khủng hoảng rác thải điện tử là toàn cầu. Đó là lý do vì sao việc tập trung quản lý rác thải điện tử xuyên biên giới là rất quan trọng.

Theo ông Tzachor, không có giải pháp nào toàn diện song chúng ta nên hướng đến việc kéo dài thời gian sử dụng phần cứng hiện có và tái sử dụng hoặc tân trang lại các thiết bị và linh kiện.

"Việc giải quyết những thách thức về rác thải điện tử do AI tạo ra hiện nay dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta", ông Tzachor nói thêm.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Computational Science.

Cập nhật: 16/11/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video