Cây giả ốm để xua đuổi kẻ thù

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một loài thực vật có khả năng giả vờ mắc bệnh để đánh lừa bướm đêm tại Ecuador. 

Lá bên trái có nhiều vệt màu trắng do bị sâu ăn, còn những đốm trắng trên lá bên phải do cây tạo ra để đánh lừa bướm đêm. Ảnh: BBC.


Đốm lá là căn bệnh phổ biến ở thực vật và phát sinh do nhiều nguyên nhân. Khi cây bị bệnh, lá của chúng thường có những đốm nhiều màu sắc trên bề mặt. Một trong những nguyên nhân phổ biến là tế bào trong lá mất chất diệp lục nên không còn khả năng quang hợp khiến lá có những đốm màu trắng.

Về mặt lý thuyết, những cây có đốm trên lá thường sinh trưởng chậm do khả năng tạo chất hữu cơ giảm. Tuy nhiên, một số nhà thực vật học của Đại học Bayreuth (Đức) khẳng định điều đó không hoàn toàn đúng sau khi họ phát hiện một số loài giả vờ mắc bệnh để đánh lừa động vật ăn lá.

Trong quá trình nghiên cứu thực vật tán thấp trong một khu rừng ở phía nam Ecuador, nhóm chuyên gia của Đại học Bayreuth nhận thấy ấu trùng bướm đêm tấn công loài cây Caladium steudneriifolium nhiều hơn hẳn so với các loài khác. Điểm đáng chú ý là cây càng có nhiều lá đốm thì số lượng ấu trùng bướm trên cây càng ít.

Bướm đêm đẻ trứng trên lá. Sau khi ấu trùng biến thành sâu chúng sẽ ăn diệp lục của lá và bỏ lại lớp biểu bì màu trắng. Nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều cây Caladium steudneriifolium có đốm màu trắng trên lá mặc dù chúng chưa hề bị sâu tấn công.

“Những đốm màu trắng trên lá khỏe mạnh có thể là cách để cây đánh lừa bướm đêm, khiến chúng không muốn đẻ trứng trên lá nữa”, Sigrid Liede-Schumann, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm nghiên cứu bôi một loại sơn màu trắng lên hàng trăm lá khỏe mạnh trong một khu vực. Sau ba tháng, họ đếm số lượng lá bị sâu ăn ở ba nhóm: màu xanh hoàn toàn, có đốm trắng và được bôi sơn. “Tỷ lệ lá có đốm và lá có dung dịch bị sâu tấn công thấp hơn nhiều so với lá xanh hoàn toàn. Điều đó khiến chúng tôi ngạc nhiên”, Liede-Schumann cho biết.

Cụ thể, sâu ăn 8% lá xanh, nhưng chỉ tấn công 1,6% lá có đốm và 0,4% lá được bôi sơn. Nhóm nghiên cứu tin rằng cây đã giả ốm bằng cách tạo ra những chiếc lá có đốm trắng. Khi bướm đậu lên chiếc lá và nhìn thấy những đốm giả, chúng sẽ nghĩ rằng lá đã bị ăn từ trước nên sẽ không đẻ trứng trên đó.

“Sự tồn tại của cả lá xanh và lá có đốm trên cây cho thấy chúng đều có vai trò trong quá trình phát triển của cây. Những đốm giả trên lá khiến khả năng quang hợp của cây giảm, song bù lại cây sẽ không mất nhiều lá bởi sâu. Như vậy, hiện tượng đốm lá được duy trì ở nhiều loài thực vật vì đó là một đặc tính có lợi về mặt tiến hóa”, Liede-Schumann nói.

Theo VnExpress (BBC)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video