Châu Âu đối mặt với thời tiết khắc nghiệt

Người dân châu Âu đã phải chịu đựng điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt vào cuối ngày qua khi mưa lớn gây ra nạn lụt lịch sử tại Anh trong 60 năm, thì cùng lúc đó ở phía nam và đông lục địa, cái nắng thiêu đốt đã cướp đi sinh mạng nhiều người.

Nạn lụt ở Anh.

Một vùng rộng lớn ở miền Trung và Tây nước Anh bị chìm ngập trong nước khi mực nước các sông dâng cao, tràn bờ trong suốt bốn ngày mưa tầm tã, hàng ngàn người không có nước sạch và điện sinh hoạt, đồng thời phải chuẩn bị đối phó cho những ngày mưa tiếp tục nhiều hơn.

Uỷ ban khẩn cấp Anh đã có cuộc họp tối qua (23/7) giữa lúc có những quan ngại rằng, một trạm cung cấp điện ở Gloucester có thể bị ngập nước khiến khoảng nửa triệu hộ gia đình không có điện dùng.

Cơ quan môi trường Anh cho hay, nước sông Severn đã đạt đỉnh chỉ còn thấp hơn bức tường bảo vệ trung tâm thành phố và trạm điện khoảng 5cm. Trước đó, Thủ tướng Anh đã cho rằng, nạn lụt liên quan đến sự thay đổi khí hậu. Ông cũng thông qua khoản chi thêm chừng 411 triệu USD nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trong tương lai. Một tờ báo khoa học Anh đã đăng tải nghiên cứu thừa nhận, khí hậu ấm lên làm ảnh hưởng tới việc phân bố lượng mưa trên thế giới.


Nạn lụt ở Anh. (Ảnh: VNN)

Thay đổi khí hậu cũng mang nhiều mưa hơn cho vùng bắc châu Âu, Canada và bắc nước Nga nhưng mưa lại giảm hẳn ở vùng tiểu sa mạc Sahara, phía nam Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trong khi Anh phải đối đầu với nạn lụt chưa từng có hơn nửa thế kỷ qua, thì nhiệt độ tăng cao đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người dân ở các vùng khác của châu Âu.

Theo Bộ trưởng Y tế Romania, số người chết do nắng nóng kéo dài một tuần qua tại đây lên đến 18 người, hôm nay đã có báo động đỏ ở một số khu vực khi nhiệt độ đạt 41 độ C trong ngày thứ hai liên tiếp.

Còn Viện Khí tượng học Bulgaria thì cho hay, nước này đã trải qua ngày nóng kỷ lục bắt đầu từ thứ hai khi nhiệt kế lên tới 45 độ C ở một số vùng trong đất nước. Một người đã tử vong do nắng nóng, dự báo thời tiết còn tiếp tục nóng trong hai ngày nữa. Nắng nóng cũng góp phần làm thiêu rụi nhiều ha rừng của Bulgaria.

Tại phía bắc, Thị trưởng của Kozloduy đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán. 90% diện tích trồng ngũ cốc và cây hướng dương bị phá huỷ. Chế độ phân phối nước sinh hoạt được áp dụng ở chín thị trấn xung quanh Veliko Tarnovo.

Cháy rừng cũng lan rộng khắp miền Nam châu Âu. Hai phi công Hy Lạp đã thiệt mạng vào hôm qua trong khi đang nỗ lực dập tắt đám cháy trên đảo Evia. Khoảng 300 vụ hoả hoạn đã xảy ra ở Hy Lạp kể từ ngày cuối tuần có sự góp phần của nhiệt độ cao và gió mạnh. Đầu tháng này, Hy Lạp đã trải qua đợt nắng nóng dài nhất trong hơn 100 năm qua với 15 người chết, dự báo nhiệt độ cao còn kéo dài đến thứ năm.

Hôm qua, một máy bay chở nước đã gặp nạn tại miền Trung Italia, một phi công thiệt mạng, một người khác bị thương nặng. Theo hãng thông tấn ANSA, hơn 8.000 lính cứu hỏa đã được triển khai để dập tắt các đám cháy ở khắp đất nước, một số khu vực cư dân đã được sơ tán khỏi Urbino và Sardinia vì hoả hoạn.

Kỳ Thư

Theo AFP, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video