Chim diềm cổ

Loài Philomachus pugnax có tên gọi riêng cho chim trống và chim mái. Chim trống thường được gọi là "diềm cổ", còn chim mái là "dẽ mái". Nhưng các nhà sinh vật học thường gọi chung cho cả con trống và con mái là chim diềm cổ.

Vào mùa đông, chim trống và chim mái trông không có gì khác nhau, ngoại trừ kích thước chim trống hơi lớn hơn chim mái. Phần thân trên có màu nâu sậm, còn phần ngực có màu hung và phần dưới bụng có màu trắng.

Nhưng khi đến mùa xuân, mùa giao phối của chim Philomachus pugnax thì dáng vẻ thường ngày của những con chim trống biến mất - lúc này trông có vẻ như chúng đã biến thành một loại chim khác. Chim trống đã khoác lên người một bộ lông mới vô cùng sặc sỡ. Điều thật đặc biệt nữa là: chim trống "biến hóa" thành những con chim có màu sắc hoàn toàn khác hẳn nhau. Vào lúc này khó mà tìm thấy hai con chim trống có bộ lông giống nhau: có con màu trắng, có con màu nâu, có con màu kem, màu hạt dẻ, màu vàng sậm, có con lốm đốm, có con sọc vằn,... Bên cạnh đó, chúng còn có một diềm lông lớn quanh đầu và cổ. Chính vì thế chúng mới được gọi là chim diềm cổ.

Một điều cũng thú vị nữa là vào một khoảng thời gian nào đó trong mùa xuân, rất nhiều chim trống Philomachus pugnax cùng tụ hợp lại tại một nơi - thường là ở trên một quả đồi trọc. Ở đó chúng cùng nhau khoe bộ lông muôn màu muôn vẻ của mình chỉ chủ yếu để thu hút chim mái. Trong khi những con chim mái đến tập chung quanh "sân diễn" của chim trống và chăm chú nhìn, các chàng bèn chứng tỏ vẻ anh hùng bằng cách đá nhau: diềm lông cổ phùng ra, cánh mở sệ xuống, chúng lao vào nhau rồi cắn, đá quyết liệt,... lúc này trông chúng càng thêm đẹp mã.

Buổi trình diễn của các chàng kết thúc khi các chàng nằm xẹp xuống, mỏ cắm vào đất. Đó cũng là lúc các nàng chim mái xen vào đấu trường để chọn bạn tình. Mỗi con mái chọn cho mình một con trống. Bình thường chim mái và chim trống ở tách biệt nhau, trừ khoảng thời gian ngắn ngủi trong giai đoạn giao phối vào mùa xuân.

Sau khi giao phối, chim mái đẻ trứng trong một cái lỗ dưới đất trong bụi cỏ. Trứng được chim mẹ ấp từ 20-21 ngày mới nở. Chim non có thể rời tổ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngay sau khi nở. Chỉ một mình chim mái chăm sóc con non trong nhiều ngày.

Chim Philomachus pugnax có chiều dài trung bình khoảng 25cm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng. Loại chim này có mặt nhiều nơi ở châu Âu, châu Á và châu Phi.

H.T sưu tầm
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video