Chủng virus đậu mùa khỉ ở Ấn Độ khác với chủng ở châu Âu

Theo phóng viên tại New Delhi, nhóm chuyên gia thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ - Viện virus quốc gia (ICMR-NIV) đã phát hiện ra rằng chủng virus đậu mùa khỉ xuất hiện ở nước này khác với chủng virus gây ra tình trạng “siêu lây nhiễm” ở châu Âu, dẫn tới bùng phát dịch trên toàn cầu.


Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân. (Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN)

Nhóm nghiên cứu đưa ra tuyên bố trên sau khi tiến hành xác định trình tự gene của 2 trường hợp mắc bệnh đầu mùa khỉ ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy chủng virus xuất hiện ở Ấn Độ là A.2 gần đây đã được “nhập khẩu” từ Trung Đông. Chủng này xuất hiện trước đó ở Thái Lan và Mỹ trong đợt bùng phát năm 2021. Tuy nhiên, chủng virus gây ra các đợt siêu lây nhiễm rộng hơn ở châu Âu là B.1.

Trên trang Twitter, Tiến sĩ Vinod Scaria thuộc Viện Sinh học tích hợp và Di truyền (CSIR-IGIB) của Ấn Độ giải thích: “Tốc độ lây truyền liên tục từ người sang người hiện nay của virus đậu mùa khỉ được cho là đã xảy ra thông qua các đợt siêu lây lan ở châu Âu với hơn 16.000 trường hợp tại hơn 70 quốc gia. Trong số này, phần lớn là do virus B.1 và dòng chính của bộ gene 2022”.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Scaria lưu ý rằng chủng virus A.2 trái ngược với phần lớn các bộ gene trên thế giới thuộc dòng B.1 và chủng A.2 được phát hiện ở Ấn Độ “không gợi ý về một đợt siêu lây lan rộng hơn”. Ông khẳng định “phát hiện này có nghĩa là” những trường hợp ở Ấn Độ “không có khả năng liên quan tới các đợt siêu lây nhiễm ở châu Âu”. Theo ông, “chúng ta có thể xem xét một nhóm virus lây truyền từ người sang người riêng biệt và có thể đã không được phát hiện trong nhiều năm. Mẫu sớm nhất được lấy trong nhóm bệnh nhân từ Mỹ thực sự là từ năm 2021 cho thấy virus này đã xuất hiện khá lâu và sớm hơn các trường hợp được phát hiện ở châu Âu”.

Cập nhật: 01/08/2022 TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video