Chuyên gia nhận định về sự dần biến mất bí ẩn của biến thể Delta ở Nhật

Giáo sư Ituro Inoue cho biết việc biến thể Delta tích lũy quá nhiều đột biến trên protein nsp14 sẽ khiến virus mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và đi đến việc tự hủy diệt.

Làn sóng lây nhiễm thứ năm do biến thể Delta gây ra ở Nhật đã đột ngột kết thúc khiến một số nhà khoa học bối rối, trong khi các chuyên gia khác cho rằng một đột biến có khả năng khiến virus tự tiêu hủy đã dẫn đến chuyện này.

Làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng nhất tại Nhật do biến thể Delta gây ra chạm đỉnh dịch vào tháng 8, với hơn 23.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống dưới mức 170 ca/ngày trong những tuần gần đây, có ngày không ghi nhận ca tử vong nào, theo đài RT.

Nhiều người cho rằng lý do giảm ca nhiễm là nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, cùng sự tuân thủ các biện pháp phòng dịch của người dân và các yếu tố khác, song một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt so với các quốc gia khác.

Theo ông Ituro Inoue, Giáo sư Viện Di truyền Quốc gia Nhật, biến thể Delta ở nước này tích lũy quá nhiều đột biến trên loại protein phi cấu trúc có chức năng sửa lỗi di truyền mang tên nsp14, khiến virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi ở gien và cuối cùng đi đến việc tự hủy diệt.

Ông Inoue tin rằng Nhật đã rất may mắn khi chứng kiến việc biến thể Delta loại bỏ các biến thể khác trước khi tự diệt trừ chính nó.


Một cơ sở y tế điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản. (Ảnh: REUTERS).

Virus SARS-CoV-2 có tỉ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra một cánh cửa khác có lợi cho con người, khi các đột biến phát triển quá nhiều và xếp chồng lên nhau gây nên sự tuyệt chủng hoàn toàn của virus.

"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện điều này. Biến thể Delta ở Nhật có khả năng lây nhiễm mạnh và lấn át các biến thể khác. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng khi ngày càng nhiều đột biến xuất hiện, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản. Vì số ca nhiễm không tăng lên, chúng tôi cho rằng trong quá trình đột biến, SARS-CoV-2 đã tự biến mất do mất khả năng sinh sôi" - ông Inoue giải thích.

Giả thuyết của Giáo sư Inoue cũng có thể giúp giải thích lý do đại dịch SARS đột ngột chấm dứt vào năm 2003. Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học tạo ra các đột biến nhân tạo tại protein nsp14 của virus SARS. Kết quả cho thấy virus dừng tự nhân bản.

Hiện tượng virus SARS-CoV-2 tự biến mất hoàn toàn có khả năng xảy ra ở các quốc gia khác, dù việc phát hiện có thể khó hơn vì không ở đâu protein nsp14 có nhiều đột biến như tại Nhật.

Giáo sư Inoue cho biết các đột biến virus tương tự cũng được phát hiện ở ít nhất 24 quốc gia khác. Dự kiến, ông cùng nhóm nghiên cứu của mình sẽ xuất bản bài báo cáo trình bày chi tiết những phát hiện của họ vào cuối tháng 11.

Theo Giáo sư Inoue, ngay cả khi lý thuyết về sự tự hủy tự nhiên của virus SARS-CoV-2 được xác nhận thì đây chỉ là một “sự cứu vãn tạm thời” cho người dân Nhật.

Ông tin rằng các biến thể mới nguy hiểm hơn vẫn có thể xuất hiện và xâm nhập vào nước này, bất chấp các biện pháp kiểm dịch và kiểm soát người nhập cư của Nhật, RT đưa tin.

Cập nhật: 22/11/2021 Theo PLO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video