Có 5 thể loại “béo” bạn nên nắm rõ để có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp

Người béo cũng có thể được chia làm nhiều dạng, có dạng có thể giảm cân được nhưng có những dạng lại khiến cơ thể bạn béo suốt đời, buộc bạn phải chấp nhận thân hình đó. Hãy cùng xem bạn thuộc dạng nào?

1. Béo do di truyền

Các gene có trong một số tế bào mỡ có tình di truyền. Nếu cha mẹ có gene béo phì di truyền cho con cái, con cái họ sẽ dễ bị béo phì và các thói quen không tốt trong cuộc sống như ăn uống không điều độ, không thích thể dục, thích ăn vặt… cũng sẽ thúc đẩy sự hình thành thể chất béo phì.


Các gene có trong một số tế bào mỡ có tình di truyền.

2. Béo phì theo thời kỳ

Béo phì thường thấy ở nữ giới, thời kỳ thanh thiếu niên, tiền mãn kinh, thời điểm mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố sẽ dẫn đến việc mất cân bằng trong hệ thống nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất đồng thời làm tăng cảm giác ngon miệng, dẫn đến tăng lượng calo trong cơ thể

3. Béo phì thuần tuý

Trong cuộc sống bình thường nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, lượng calo lớn, ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể không thể chuyển hoá đầy đủ các chất dinh dưỡng này.

Những chất dinh dưỡng không tiêu hoá kịp sẽ bị chuyển hoá thành chất béo, thành mỡ tích tụ trong cơ thể.

4. Béo phì sau sinh

Bình thường những sản phụ trong thời kỳ mang thai chế độ ăn uống sẽ có sự thay đổi lớn. Vì đảm bảo cho em bé có được sự phát triển tốt nhất nên các bà mẹ thường ăn những đồ bổ sung dinh dưỡng cao và có lượng calo cao.

Việc này dẫn đến sự tích tụ calo trong cơ thể, chuyển hóa thành mỡ ở vùng bụng và mông. Nhưng do sự mở rộng của tử cung mà các chị em thường bỏ qua những lớp mỡ thừa này.

5. Béo phì một bộ phận

Ngồi lâu một chỗ không vận động, sinh hoạt bình thường không có quy luật, hoặc những người phải tham gia tiệc rượu, mỡ thừa sẽ tập trung ở vùng bụng. Đây cũng là vùng tập trung mỡ nhiều nhất trong cơ thể. Ngoài ra, nếu lưu thông máu ở chân kém cũng sẽ dễ gây ra sự tích tụ mỡ.


Béo phì từng bộ phận trên cơ thể người.

Vậy làm thế nào để giảm cân?

Thực tế, dù bạn có đang ở dạng béo nào thì chỉ cần có quyết tâm, cố gắng giảm cân, việc sở hữu một thân hình thon gọn có thể đến với bất kì ai. Dưới đây là 4 phương pháp giúp bạn có thể đạt được điều đó.

1. Kiên trì tập thể dục

Thể dục là phương pháp giảm cân hiệu quả nhất, có thể chọn chạy chậm, bơi lội,yoga, tập aerobic…ít nhất 30 phút sẽ được hiệu quả giảm cân tốt nhất. Sau đó có thể kết hợp với các bài tập sức mạnh để tăng hàm lượng cơ bắp, cải thiện sự trao đổi chất, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

2. Hít thở sâu bằng bụng

Có lẽ rất ít người biết, hít thở cũng có thể giảm cân. Khi hít thở cả cơ thể dùng lực, hít sâu cho đến khi bụng phình ra, sau đó thở ra đến khi bụng lõm vào. Kiểu hít thở này có thể kích thích cơ hoành và tăng áp lực lên cơ bụng, từ đó cải thiện hệ thống tiêu hóa, bài trừ độc tố trong cơ thể.

3. Đứng sau bữa ăn

Cố gắng trong 30 phút sau bữa ăn không ngồi hoặc nằm. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiêu hoá của dạ dày và ruột. Tốt nhất là duy trì tư thế đứng sau bữa ăn để giúp tiêu hoá thức ăn mới nạp vào và tránh tích tụ chất béo.

4. Kiểm soát lượng calo tiêu thụ

Chế độ ăn uống hàng ngày giảm những thức ăn có nhiều muối, đường, chất béo. Bổ sung thêm nhiều chất xơ, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và bài trừ độc tố trong mỡ thừa. Ngoài ra có thể phối hợp với một số thực phẩm chức năng, vừa giảm cân vừa bổ sung chất dinh dưỡng.

Cập nhật: 24/12/2019 Theo Helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video