Cò đỏ - Nipponia nippon

Cò đỏ là loại chim rất hiếm trên thế giới, mệnh danh là "Hòn ngọc Phương Đông", được Hiệp hội chim Thế giới liệt vào Danh sách Chim được quốc tế bảo hộ.

(Ảnh: env)

Trước đây giống chim này phân bố khắp Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Triều Tiên,... nhưng hiện nay ở Liên Xô, Triều Tiên đã mất hẳn, ở Nhật Bản chỉ còn một số con nuôi nhốt, ở Trung Quốc đã mất tăm hơn 20 năm. Mãi đến năm 1981 mới lại phát hiện được 7 con ở huyện Dương, Thiểm Tây, nhờ được chú ý bảo hộ nên số lượng đã tăng hơn trước.

Cò đỏ, mỏ dài, đầu có bờm, má đỏ, toàn thân lông trắng kèm lông đỏ, cổ mọc lông lá liễu, rủ xuống; thân dài khoảng 80cm. Nó thường đậu trên cây cao, khi kiếm mồi mới bay xuống ruộng, đầm hồ hoặc khe suối để bắt châu chấu, nhái, cá con, ốc và trê trạch.

Cò đỏ có rất nhiều kẻ thù, quạ và chồn hôi thường mò đến tổ để trộm trứng và cò con. Do đó nó chọn chỗ làm tổ rất cẩn thận. Cò đỏ thường ấp trứng, nuôi con, vừa mở rộng và gia cố tổ của mình. Chúng đẻ trứng vào tháng 5, mỗi lần đẻ 3-4 trứng. Con trống và con mái thay phiên nhau ấp. Khoảng 1 tháng trứng nở, cò con phá trứng chui ra. Bố mẹ cò vẫn thay nhau chăm sóc, cùng cho ăn. Một tháng sau lông cánh đầy đủ, còn con bắt đầu học bay, ít lâu sau đã có thể tự kiếm ăn được.


Cò đỏ - Nipponia nippon được nuôi dưỡng trong vườn thú (Ảnh: xckjg)

H.T (Theo Thế giới động vật)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video