Nhận thấy còn rất nhiều người tiêu dùng chưa thật sự hiểu rõ về cồn công nghiệp và cồn thực phẩm. Cũng như phân biệt giữa hai loại cồn này có điểm gì giống và khác nhau. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ “tất tần tật” các thông tin liên quan đến cồn thực phẩm và cồn công nghiệp tới bạn đọc.
Điều cần biết về cồn công nghiệp và cồn thực phẩm
Khái niệm cồn công nghiệp và cồn thực phẩm
Cồn là một sản phẩm không còn xa lạ với mọi người. Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng trong đó, cồn công nghiệp và cồn thực phẩm là hai loại được sử dụng rộng rãi nhất. Vậy, cồn thực phẩm và cồn công nghiệp là gì?
Cồn được chia thành nhiều loại khác nhau.
Cồn thực phẩm là gì?
Trong cồn thực phẩm, Ethanol chiếm 70% thể tích, còn lại nước tinh khiết và một số chất khác. Cồn thực phẩm đã trải qua quá trình chưng cất và tinh luyện. Do đó, không chỉ có hàm lượng Ethanol nguyên chất cao mà còn loại bỏ hoàn toàn những tạp nhất như: Acid, Este, dầu Fusel, Aldehyde…
Cồn công nghiệp là gì?
Ngoài Ethanol, trong cồn công nghiệp còn chức một tạp chất nữa là Methanol. Loại cồn này có các loại cồn công nghiệp 70%, 90%, 96%, 99%… Được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất, vệ sinh lau chùi công nghiệp, nguyên liệu đốt động cơ…
Sự khác nhau giữa cồn công nghiệp và cồn thực phẩm
Cồn công nghiệp và cồn thực phẩm đều có thành phần chính quan trọng không thể thiếu đó chính là Ethanol. Cho nên còn có tên gọi là cồn Ethanol. Ngoài ra, cả hai loại cồn còn có điểm chung là tan vô hạn trong nước và dễ cháy. Khi cháy lửa sẽ có màu xanh và không có khói.
Thế nhưng, về bản chất và ứng dụng hai loại cồn này cũng có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể như sau:
Phân biệt cồn công nghiệp và cồn thực phẩm.
Như vậy, có thể thấy rằng, cồn thực phẩm không gây hại cho sức khỏe con người và có thể sử dụng để rửa tay, khử trùng đồ đạc trong nhà nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh nguy hiểm.
Còn cồn công nghiệp chứa lượng lớn chất Methanol nên chỉ ứng dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm, làm mát, làm sạch máy móc và thiết bị công nghiệp…