Con vật mang "chìa khóa" hóa giải Covid-19

Hãy gặp Winter – chú lạc đà không bướu 4 tuổi đang sống tại một trang trại thuộc vùng nông thôn nước Bỉ.

Tuy cùng sinh sống với 130 chú lạc đà khác trong trang trại, Winter lại đang trở thành tâm điểm của các nhà khoa học khi mang trong mình kháng thể chống lại căn bệnh viêm phổi cấp Covid-19.


Chúc lạc đà Winter (giữa) là "chìa khóa" tạo ra kháng thể chống lại bệnh Covid-19 của các nhà khoa học. (Ảnh: Tim Coppen).

Bắt đầu tham gia thí nghiệm từ năm 2016 khi chỉ có 9 tháng tuổi, Winter là một người bạn thân thiết của các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu hai loại virus corona trước đây là SARS-CoV-1 và MERS-CoV. Mới đây, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học đến từ đại học Texas Austin, đại học Ghent và Viện Y tế Quốc gia Bỉ đã tiếp tục tìm tới Winter với mục tiêu tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả chống lại Covid-19.

Khi hệ thống miễn dịch của lạc đà không bướu (hoặc các loại lạc đà khác như Alpaca) phát hiện những kẻ xâm lược như vi khuẩn và virus, chúng lập tức tạo ra hai loại kháng thể: một loại tương tự như kháng thể của người và một loại khác có kích thước chỉ bằng 1/4, được biết đến với tên gọi Nanobody.

Kích thước nhỏ của các kháng thể cho phép chúng nhắm vào các virus siêu nhỏ một cách hiệu quả hơn và hỗ trợ điều trị hiệu quả qua đường thở.

Nhóm nghiên cứu đã liên kết hai bản sao của kháng thể trong cơ thể Winter để tạo một loại kháng thể mới có kết nối chặt chẽ với gốc protein của virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19.

Loại protein này có khả năng đột biến, cho phép virus xâm nhập vào tế bào chủ. Các xét nghiệm ban đầu đã chỉ ra rằng kháng thể của lạc đà không bướu ngăn chặn virus xuất hiện những protein này, khiến chúng không thể lây nhiễm vào các tế bào.

"Đây là một trong những kháng thể đầu tiên được biết đến với khả năng vô hiệu hóa SARS-CoV-2", Jason McLellan, Giáo sư sinh học phân tử tại Đại học Texas cùng các đồng nghiệp nhận xét.

Với những thành quả ban đầu, nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị thực hiện các thử nghiệm lâm sàng ở chuột đồng hay các loài linh trưởng, với hy vọng đạt được những tín hiệu tích cực và có cơ hội thử nghiệm trên cơ thể người.


Các nhà nghiên cứu tại đại học Texas Austin đã tạo ra kháng thể từ chú lạc đà Winter. (Ảnh: UT Austin).

“Vaccine phải được tiêm từ 1-2 tháng trước khi nhiễm bệnh để tạo ra khả năng bảo vệ tốt nhất. Với phương pháp điều trị bằng kháng thể, bạn đã truyền trực tiếp kháng thể bảo vệ khỏi virus vào người, nên cơ thể được bảo vệ ngay sau khi điều trị. Ngoài ra, các kháng thể cũng có thể sử dụng để điều trị cho những người đã nhiễm bệnh để giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh”, ông McLellan kết luận.

"Chúng tôi hi vọng kháng thể này còn có thể vô hiệu hóa nhiều loại virus corona khác thuộc gia đình SARS", Daniel Wrapp, đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ.

"Chú lạc đà Winter chính là siêu sao của câu chuyện này", ông Wrapp nói thêm.

Bên cạnh kháng thể từ lạc đà, McLellan cũng lãnh đạo nhóm nghiên cứu lần đầu tiên lập bản đồ protein tăng đột biến của SARS-CoV-2, một bước đi quan trọng trong hành trình tìm kiếm vaccine điều trị Covid-19.

Cập nhật: 06/05/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video