Công nghệ mới biến tất cả màn hình thành cảm ứng

Các cựu kỹ sư Samsung chế tạo được “thiết bị LiDAR nhỏ nhất thế giới”

Công nghệ này cho phép người dùng tương tác cảm ứng với tất cả màn hình từ TV, smartphone đến laptop với giá 129 USD.

Hai cựu kỹ sư Samsung đến từ công ty công nghệ CoreDAR vừa thiết kế ra một thiết bị LiDAR tí hon mang tên Glamos, có thể biến bất kỳ màn hình nào thành một màn hình cảm ứng tương tác nhưng không cần chạm vào màn hình.

Với kích thước chỉ 1,5-inch, Glamos là "thiết bị LiDAR nhỏ nhất thế giới", tiêu thụ điện năng ở mức tối thiểu.

Cảm biến chuyển động sử dụng công nghệ LiDAR (Light Detection and Ranging) – loại công nghệ thường được ứng dụng trên các phương tiện tự hành nhằm phát hiện chướng ngại - để tạo ra một màn hình cảm ứng ảo ngay tại vị trí màn hình cảm ứng trên thiết bị của người dùng, ở bất kỳ đâu họ muốn.

Glamos hoạt động tương tự màn hình cảm ứng nhưng người dùng có thể không cần phải chạm trực tiếp vào mặt phẳng. Thay vào đó, Glamos phát hiện các chuyển động tay và gửi tín hiệu để điều khiển thiết bị.


Glamos biến máy chiếu thành một màn hình tương tác cảm ứng. (Ảnh: Glamos).

Điều này cho phép người dùng điều khiển TV thông minh, laptop, smartphone và máy tính bảng bằng cử chỉ tay từ xa. Nó hỗ trợ hiệu quả những trường hợp mà người dùng không thể chạm tay vào màn hình như lúc thuyết trình hay nấu ăn.

Đối với các thiết bị không có màn hình cảm ứng, nó mở ra một cách tương tác mới, hiện đại và thú vị hơn. Một chiếc TV bình thường có thể chơi được những tựa game tương tác như hệ máy Wii.

Điều khiến Glamos trở nên đặc biệt là phạm vi tương tác của nó rất lớn. Trong bán kính gần 1 mét, nó có thể nhận biết các cử chỉ vuốt, chạm của người dùng.

"Trong khi đang thử nghiệm với công nghệ LiDAR tại Samsung Electronics C-Lab, tôi chợt nhận ra tiềm năng của công nghệ này" – nhà sáng lập CoreDAR, Charles Lee, nói.

"Tôi muốn tạo ra một thiết bị LiDAR nhỏ hơn, giá rẻ hơn – một thiết bị mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được, ở bất kỳ đâu".


Glamos có kích thước nhỏ để người dùng tiện mang theo. (Ảnh: Glamos).

Glamos hoạt động được là nhờ cảm biến chuyển động dạng gương xoay. Thiết bị tương thích với tất cả TV thông minh, Android, iOS, Mac và Windows 7 trở lên. Công nghệ LiDAR thường được tìm thấy trong xe hơi tự lái và robot hút bụi. Các kỹ sư cũng cố gắng thu nhỏ kích thước của Glamos để người dùng có thể mang theo.

Cảm biến sử dụng một mô-đun gương xoay thay cho một camera để quét không gian xung quanh nó trong bán kính khoảng 90cm, đo đạc khoảng cách giữa nó với các đồ vật khác, trước khi biến dữ liệu thành tọa độ cảm ứng, và gửi tọa độ đó đến màn hình hiển thị.

Mô-đun di chuyển ở tốc độ 40fps, có nghĩa là nó sẽ bắt được chuyển động của người dùng 40 lần mỗi giây, và cảm nhận được chuyển động 180 độ.

"Trên laptop, bạn sẽ cảm thấy như bàn tay mình là một phần mở rộng của con trỏ chuột" – các nhà sáng tạo ra Glamos nói.


Thiết bị tương thích với tất cả TV thông minh, Android, iOS, Mac và Windows 7 trở lên.

Theo các nhà phát triển, thiết bị Glamos đặc biệt phù hợp cho việc trình bày các bài thuyết trình tại văn phòng hay trường học, hay xem các nội dung mà không phải sử dụng điều khiển từ xa, hoặc cho phép các bà nội trợ sử dụng các thiết bị điện tử trong khi nấu ăn nhằm tránh làm chúng bị dính bẩn.


Glamos đặc biệt phù hợp cho việc trình bày các bài thuyết trình tại văn phòng hay trường học.

Nó còn có thể được sử dụng để mang các tựa game di động ra đời thực, cho phép nhiều người cùng chơi, hay tạo ra một trải nghiệm chơi game giống như máy console Nintendo Wii trước đây vậy. Nếu Glamos được kết nối đến điện thoại của người dùng, nội dung hoặc game đang chơi trên màn hình có thể được chiếu lên một màn hình lớn hơn thông qua cáp HDMI.


Công nghệ này còn có thể được chiếu lên tường, bảng trắng, hoặc trong không khí.

"Thay vì chơi Candy Crush trên chiếc điện thoại bé tí của bạn hàng giờ liền, bạn có thể chơi nó trên màn hình TV và biến nó thành một hoạt động xã hội thú vị" – các nhà thiết kế nói.

Hiện Glamos đã được tung ra dưới dạng một thiết bị prototype đầy đủ chức năng sau khi trải qua hơn 100 lần thử nghiệm với nhiều biến thể khác nhau. Các nhà sáng tạo vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thiết kế phần cứng hoàn thiện trước khi đưa nó vào sản xuất đại trà.

Glamos xuất hiện trong thời điểm khá hợp lý, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng mong muốn có thể điều khiển được các đồ vật mà không cần chạm để tránh lây lan vi khuẩn và virus.

Giám đốc thiết kế tại công ty công nghệ về nước LIXIL, Paul Flowers, nói rằng nhờ công nghệ như cửa tự động và các loại cảm biến (như LiDAR), chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường trong đó mọi người không cần phải chạm vào các bề mặt, đặc biệt trong các khu vực toilet và các vòi nước tại các tòa nhà và khu vực công cộng.

Cập nhật: 09/06/2020 Theo Zing/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video