Đã có mẫu mới của khu hồ bí ẩn Vostok

Các chuyên gia Nga tuyên bố đã lấy được những mẫu mới nhất từ vùng hồ nằm sâu dưới 3,2 km băng Nam Cực.

Hồ Vostok có thể chứa nước, thậm chí các sinh vật sống vốn quen với môi trường tối tăm và không bị quấy nhiễu trong suốt 20 triệu năm.

Dự án khoan hồ Vostok còn có thể là bước khởi đầu phục vụ cho tham vọng lớn hơn, đó là tìm kiếm sự sống bên dưới lớp băng của mặt trăng Europa của sao Mộc hoặc Enceladus của sao Thổ.


Bản đồ hồ dưới băng Vostok 

Để đối phó với nguy cơ làm nhiễm bẩn hồ Vostok, các nhà nghiên cứu đã hết sức cẩn trọng trong công tác khoan, theo hãng thông tấn RIA-Novosti.

“Phần lõi băng đầu tiên của hồ Vostok, dài 2m, đã được lấy lên vào ngày 10/1 ở độ sâu 3.406m”, theo Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực. "Bên trong là một đường rãnh thẳng đứng chứa đầy băng có nhiều bong bóng trắng”, theo viện này.

Các chuyên gia nỗ lực khoan thêm 24m nữa với số cáp hiện có, và các thiết bị bổ sung đã được chuyển đến trạm nghiên cứu Vostok.

Hồ Vostok có chiều dài 250km, rộng 50km, là vùng hồ lớn nhất trong số gần 400 hồ dưới băng ở Nam Cực.

Hồi năm ngoái, các chuyên gia Nga cho hay đã lấy mẫu ở độ sâu 3.769m.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video