Da nhân tạo từ vi tảo, cung cấp oxi giúp vết thương mau lành

Loại da mới từ các vi tảo, thường được tìm thấy trong sông, suối, ao hồ, có thể quang hợp và sản sinh ra oxi, nhờ đó tái tạo những vùng da bị tổn thương.

Tại buổi diễn thuyết ở trường đại học Santiago de Chile, nhà khoa học Egaña, tiến sĩ chuyên ngành Sinh học người và Dược lý, đã lý giải rằng, sau 8 năm phân tích và thử nghiệm trên chuột, lợn và cá, ông đang lên kế hoạch cho các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người ở bệnh viện Hospital del Salvador, thủ đô Santiago với 20 bệnh nhân bị các thương tổn hở trên da.

“Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Một bước đi nhỏ nhưng vô cùng quan trọng để có thể kiểm nghiệm sự an toàn của công nghệ. Nếu an toàn, chúng ta có thể áp dụng công nghệ này cho nhiều loại bệnh nhân khác trong đó có cấy ghép nội tạng và các bệnh nhân bị ung thư’, tiến sĩ Egaña cho biết.


Nhà khoa học Tomas Egaña mô tả công trình nghiên cứu của mình ở trường đại học Santiago de Chile hôm 15/11 vừa qua.

Nghiên cứu mở ra những hy vọng mới trong kỹ thuật ghép da nhờ vào việc cấy vi tảo đã được chỉnh sửa gene để sản xuất oxy, và nhờ đó tái tạo những vùng da bị tổn thương.

“90% tế bào trên cơ thể của chúng ta không hẳn là… con người. Cơ thể người là một hệ thống sinh thái thực sự nơi các vi sinh vật và các tế bào người cùng tồn tại. Điều chúng ta muốn xác định là chuyện gì sẽ xảy ra trong cơ thể nếu chúng ta cấy các vi tảo có thể quang hợp này lên da”, tiến sĩ Egaña phát biểu trong bài thuyết trình.

Quang hợp là quá trình mà theo đó thực vật phá vỡ các phân tử nước nhờ vào nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời, từ đó nhả ra oxi, phụ phẩm mà bất cứ loài sinh vật sống nào trên Trái đất cũng cần đến, nhà khoa học Chile cho biết.

“Câu hỏi phức tạp là chúng ta thu được gì nếu chúng ta có thể mô phỏng quá trình này trong điều trị bệnh khi mà có quá nhiều bệnh sinh ra do thiếu oxy như xuất huyết, các cơn đau tim và các thương tổn lớn không lành?”, tiến sĩ Egaña nói thêm.


Miếng da quang hợp màu xanh từ vi tảo hứa hẹn giúp vết thương mau lành hơn.

Giai đoạn thứ 2 của nghiên cứu sẽ ứng dụng công nghệ này trong các ca cấy ghép nội tạng để nội tạng có thể sống lâu hơn khi nằm ở ngoài cơ thể, và trong điều trị ung thư nhằm “tẩy” các tế bào ung thư trên diện rộng.

Mục tiêu chủ yếu của các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên này là tìm cách ngăn sự đào thải của cơ thể đối với phần da quang hợp được cấy ghép và theo đó, 6 tháng thử nghiệm cũng sẽ quyết định phạm vi ứng dụng tiềm năng của kỹ thuật này trong các lĩnh vực y khoa khác.

Ý tưởng này xuất hiện sau khi tiến sĩ Tomas Egaña nhận thấy, vết thương trên diện rộng khó lành là do không được cung cấp oxi đầy đủ từ mạch máu khiến quá trình oxi hóa xảy ra chậm. Vật liệu quan trọng làm nên da nhân tạo này là các vi tảo thường được tìm thấy trong nguồn nước ngọt từ sông, suối, ao hồ. Trong nghiên cứu ban đầu, da nhân tạo từ vi tảo chỉ có tuổi thọ 10 ngày nhưng cũng đủ để phục hồi vết thương trên diện rộng.

Cập nhật: 26/11/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video