Đám mây dạng sóng kỳ lạ ở Ấn Độ dương

Các đỉnh núi cao trên đảo núi lửa Amsterdam, phía nam Ấn Độ Dương, làm gián đoạn dòng không khí đi qua đảo, tạo nên những đám mây có hình sóng kỳ lạ trên bầu trời.

>>> Những "cân đẩu vân" cực lạ, độc
>>> Đám mây mang "thông điệp bí ẩn" xuất hiện

Đảo núi lửa Amsterdam nằm ở Ấn Độ Dương, cách đất liền khoảng 3.200km. Nó hình thành cách đây khoảng 300.000 năm, đỉnh núi cao nhất nằm trên mực nước biển khoảng 860m. Chiều cao của nó đủ để làm làm gián đoạn dòng không khí đi qua đảo, tạo nên những đám mây kỳ lạ trên bầu trời.


Những đám mây hình sóng trên bầu trời đảo Amsterdam. (Ảnh: NASA)

Theo Live Science, vệ tinh Landsat 8 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại hình ảnh những đám mây có hình gợn sóng hôm 2/11 và công bố hôm 28/11 vừa qua.

Khi khối không khí ẩm di chuyển qua các đỉnh núi, chúng bị đẩy vượt lên cao, lạnh đi và hình thành nên những đám mây tương tự như đỉnh của các con sóng. Phần dưới của khối không khí quá nóng và quá thấp để tạo thành mây. Kết quả của quá trình này là sự xuất hiện của đám mây tương tự như sóng biển, di chuyển vài trăm km trước khi hòa vào các đám mây khác ở phía bắc Ấn Độ Dương.

"Mây sóng" thường ổn định và treo lơ lửng trên bầu trời cho đến khi có một kiểu thời tiết hoặc khối không khí khác đến thay thế. Loại mây này có thể gây nhiễu loạn nghiêm trọng cho máy bay.

Các nhà khí hậu học cho rằng, việc quan sát những đám mây sóng có thể nâng cao hiểu biết của con người về điều kiện khí quyển phía trên các đại dương mở và đảo nhỏ.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video